Nhân chứng kể lại giây phút sạt lở khiến nhiều người thương vong ở Hà Tĩnh

Công nhân Đồng Ánh Ngọc đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh kể lại vụ sạt lở. Ảnh: PV
Công nhân Đồng Ánh Ngọc đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh kể lại vụ sạt lở. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công nhân dựng lán tạm cạnh suối để tránh thời tiết nắng nóng. Mưa lớn bất ngờ nước từ trên núi đổ xuống, các nạn nhân không kịp trở tay.

Hai ngày trước, nhóm 18 công nhân thuộc Công ty Hồng Hoan rời tỉnh Quảng Bình đến nhận nhiệm vụ thi công móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Chiều ngày 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân này đang nghỉ khiến nhiều người thương vong.

Sau vụ sạt lở đất, 4 nạn nhân bị thương là công nhân thi công đường điện 500kV, gồm: Hoàng Đình Thủy, Hoàng Đức Thắng, Đồng Ánh Ngọc (cùng trú tỉnh Nghệ An) và Nguyễn Đình Thành Văn (trú tỉnh Gia Lai) đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Nằm điều trị tại tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh, anh Hoàng Đức Thắng (SN 1983, trú tại Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ sạt lở.

Anh Thắng cho biết, khi mọi người đang trú mưa bỗng nghe tiếng động lớn, bất ngờ một khối lượng đất đá đổ ập xuống lán trại nơi anh cùng mọi người đang trú mưa. Chỉ trong tích tắc cướp đi sinh mạng của ba công nhân.

Chiều 6/5, lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: PV

Chiều 6/5, lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: PV

"Sự việc xảy ra quá nhanh, chỉ trong khoảng 5 giây, nước và các tảng đá lớn lăn xuống vùi lấp lán trại. Tôi cùng mọi người hô hoán bỏ chạy, tuy nhiên một số người không kịp thoát ra bị đất, đá vùi lấp. Chúng tôi may mắn chạy trước nên thoát nạn", anh Thắng bàng hoàng kể lại.

Còn ông Đồng Ánh Ngọc (SN 1969, trú xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) kể lại: “Lúc đang ở trong lán chuẩn bị nấu bữa cơm chiều. Thấy nước chảy ào ào như thác từ trên núi xuống kèm tiếng sấm chớp liên hồi, tôi nhắc mọi người tắt điện thoại phòng rủi ro, đồng thời khẩn trương thu gom đồ dùng cá nhân để di chuyển đến vị trí an toàn hơn tránh trú.

Vừa dứt lời thì nghe một tiếng rầm. Đất đá từ trên núi đổ xuống lán, mọi người chạy túa ra xa. Tôi bị đẩy xuống một cái hố ở dưới chân núi, cách vị trí ban đầu khoảng 5 m".

Công nhân Hoàng Đức Thắng đang nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh. Ảnh: PV

Công nhân Hoàng Đức Thắng đang nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh. Ảnh: PV

“Lên được khỏi hố và thoát chết trong gang tấc, tôi ngoái đầu nhìn thấy vị trí nơi đặt lán đã bị đất đá san phẳng. Một vạt núi dài khoảng 30 m, rộng hơn 10 m cây cối mất hết, lộ ra đất đá. Nhiều đồng nghiệp bị thương, gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, cạnh đó là 3 thi thể bị đất đá vùi lấp”, ông Ngọc cho biết thêm.

Sáng 7/5, thông tin từ lãnh đạo UBND phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh cho biết, nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở khiến 3 công nhân tử vong, 4 người nhập viện là do công nhân dựng lán tạm để nghỉ trưa sát con suối để tránh nắng nóng. Khi mưa lớn bất ngờ đổ xuống, nước từ thượng nguồn dồn về cuốn theo đất, đá đã đổ ập xuống vị trí lán tạm của công nhân.

Theo báo cáo nhanh từ UBND thị xã Kỳ Anh, do ảnh hưởng của mưa lớn, vào khoảng 14h30 ngày 6/5, tại khu vực thi công dự án đường điện 500KV mạch 3, đoạn đi qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (móng cột số 28) bị sạt lở nghiêm trọng làm lán trại của đơn vị thi công (Công ty Hồng Hoan) bị đất đá vùi lấp khiến 18 người gặp nạn (3 nạn nhân đã tử vong, 4 người bị thương, 11 người chạy thoát).

Ông Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TX Kỳ Anh.

Ông Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TX Kỳ Anh.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh huy động hơn 100 người gồm lực lượng công an, quân sự, dân quân địa phương, lực lượng thi công tiếp cận hiện trường tìm kiếm người tử vong và đưa người bị thương kịp thời đi cấp cứu.

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.