Sáng nay (28/9), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chủ trì phiên họp thứ 9 đề nghị, phải nhìn thẳng vào sự thật, thấy hạn chế trong PCTN để khắc phục.
Theo Tổng Bí thư, sự phối hợp giữa các cơ quan trong PCTN ngày càng tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn, song Tổng Bí thư cũng chỉ ra “có những việc chưa tốt, chưa kịp thời, chờ đợi nhau, thậm chí né tránh…, dù đây là trách nhiệm chung, phải bàn bạc thẳng thắn”.
Đồng thời, Tổng Bí thư nhắc nhở, “càng làm, càng có thêm kinh nghiệm, từ thực tiễn cần đúc rút kinh nghiệm để sắp tới làm tốt hơn cả phòng và chống. Bộ Chính trị vừa ban hành một số Chỉ thị về kê khai tài sản, về phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng… được dư luận hoan nghênh. Nhưng Chỉ thị là một chuyện, vào cuộc sống đến đâu thì vẫn còn băn khoăn, việc kê khai tài sản vẫn còn hình thức, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, thấy hạn chế để khắc phục”.
Nhất trí với ý kiến đánh giá chung về tình hình tham nhũng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, rõ nét, tăng cường tính răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn, Tổng Bí thư cho rằng, lâu nay cứ nói PCTN thì người ta hay quan tâm tới “chống”, mà ít để ý “phòng”. Trong “chống” thì thường để ý có xử lý, xử án gì không, trong xử án thì lại chú ý tới những vụ án lớn, đưa ra xét xử nghìn vụ, trăm vụ, nhưng lại nghi ngờ chạy theo thành tích.
Vì vậy, “công tác tuyên truyền rất quan trọng, nhưng hình như vẫn còn dè dặt, cần đẩy mạnh thông tin về những việc đã làm, kết quả đạt được. Rõ ràng xử nhiều, phát hiện nhiều, kiểm tra nhiều và cũng làm quyết liệt, nhưng vẫn chưa được thông tin đầy đủ” – Tổng Bí thư nói.
Theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo TƯ, một trong những điều mà người dân bức xúc bây giờ vẫn là tham nhũng… Tổng Bí thư nhận xét, “đây cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một nguy cơ”.
Nên “phải thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn, kiên trì, kiên quyết với phương pháp đúng, làm bài bản, có cơ chế, nguyên tắc, phối hợp với nhau để hạn chế tiêu cực” – Tổng Bí thư yêu cầu.
Giải quyết xong 63 vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp
Từ ngày 1/12/2014 đến 30/11/2015, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 216 vụ với 460 bị can, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 266 vụ với 591 bị can, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 235 vụ với 531 bị cáo. 8 vụ án trọng điểm được Ban Chỉ đạo yêu cầu đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng được thực hiện đúng tiến độ, xã hội đồng tình. Đến nay đã xét xử 7 vụ, 1 vụ đã có lịch xét xử.
Trong 3 năm qua, từ phiên họp thứ 3 đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 243 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, thành ủy chỉ đạo, xử lý. Đến nay đã có 63 vụ việc, vụ án giải quyết xong, số còn lại tiếp tục được theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/12/2014 đến 30/11/2015, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 216 vụ với 460 bị can, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 266 vụ với 591 bị can, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 235 vụ với 531 bị cáo. 8 vụ án trọng điểm được Ban Chỉ đạo yêu cầu đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng được thực hiện đúng tiến độ, xã hội đồng tình. Đến nay đã xét xử 7 vụ, 1 vụ đã có lịch xét xử.
Trong 3 năm qua, từ phiên họp thứ 3 đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 243 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, thành ủy chỉ đạo, xử lý. Đến nay đã có 63 vụ việc, vụ án giải quyết xong, số còn lại tiếp tục được theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý theo quy định của pháp luật.