Mỗi người dân là một “chiến binh” cho sức khỏe chính mình

Vận động giúp cả nhà nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh, chống lại dịch bệnh.
Vận động giúp cả nhà nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh, chống lại dịch bệnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ở thời điểm dịch bệnh bùng phát này, ngoài 5k thì các biện pháp tự bảo vệ, nâng cao sức đề kháng được khuyến cáo là cực kì quan trọng trong phòng chống dịch. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp nâng cao xác suất loại trừ được tấn công của virus và cũng giúp bớt đi rất nhiều các nguy cơ từ nhiều phía.

Tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng

Thực tế cho thấy, có không ít ca dương tính với Covid-19 nhưng không có triệu chứng, tự khỏi sau một thời gian. Điều này được lý giải do cơ chế miễn dịch của cơ thể, cộng với sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống chọi và đẩy lùi virus. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên có lối sống lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao thể lực. Điều này giúp cơ thể kháng cự lại bệnh tật, giúp mau hồi phục khi virus tấn công gây bệnh. Đồng thời, một cơ thể khỏe mạnh cũng giúp mỗi người dân có trạng thái tốt hơn, an toàn hơn khi tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19.

Để nâng cao sức khỏe phòng chống dịch, cần kết hợp nhiều phương pháp như tập trung vào dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, rèn luyện thể lực, vận động thường xuyên, đồng thời trang bị kiến thức tốt chăm sóc cho hệ hô hấp hàng ngày.

Theo BS. Nguyễn Thơm, chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cần lưu ý cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Tăng cường bổ sung chất đạm bởi chất đạm cung cấp các axit amin - là nguyên liệu cho cơ thể sản xuất các tế bào của hệ thống miễn dịch như bạch cầu, lympho. Trong giai đoạn chiến đấu với bệnh tật, đòi hỏi các tế bào này phải tăng lên.

Đạm có nhiều trong thịt, cá trứng, sữa, tôm, cua. Đường bột (glucid) chủ yếu trong gạo, mì, ngô, khoai sắn, bánh kẹo. Chất béo có trong dầu thực vật và mỡ động vật. Cần chú ý bổ sung các loại viamin A, B, C, D, E… góp phần nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin A có trong gan cá, trứng, sữa… Beta carotene (tiền chất của vitamin A) có trong rau, củ, quả màu vàng đỏ như gấc, cà chua, cà rốt, bí đỏ…

Vitamin C có trong bưởi, cam, chanh, ổi, các loại rau xanh như rau ngót, rau cải. Vitamin D có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Vitamin E có trong các loại ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân. Canxi có trong tôm, cua, sữa, vừng, mè… Các vi khoáng sắt, kẽm, selen có trong thịt đỏ, hàu, sò, măng tây, ngũ cốc. Không tự ý bổ sung các loại thực phẩm chức năng, thuốc, các loại vitamin nếu không có sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ.

Cạnh đó, rất quan trọng việc bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Có thể lưu ý dùng thêm các loại nước dinh dưỡng như nước dừa, sữa, nước mía, nước ép cam, bưởi, chanh mỗi ngày, tốt nhất là uống ấm hoặc nguội, không nên dùng chung với đá để bảo vệ hệ hô hấp tốt nhất.

Về phần trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng các thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất, cho trẻ uống đủ nước, đảm bảo “ăn chín, uống sôi”, nguồn thức ăn phải tươi, sạch, dụng cụ cho trẻ ăn uống phải sạch, bảo quản đồ ăn đúng cách. Không nên chiều chuộng vị giác của trẻ bằng nước ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên vì dễ dẫn đến béo phì, gây nhiều nguy cơ cho tim mạch và hệ lụy về sau.

Cần bổ sung rau củ cung cấp vitamin cho gia đình hàng ngày.

Cần bổ sung rau củ cung cấp vitamin cho gia đình hàng ngày.

Tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

Bên cạnh dinh dưỡng, một số lưu ý khác cũng được chuyên gia y tế khuyến cáo, đó là hạn chế để trẻ vui chơi hoặc đi đến những nơi đông người để tránh bị lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống của trẻ. Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

Nhiều bậc cha mẹ, trong mùa dịch vì ngán ngại cảnh đông người, sợ lây lan dịch bệnh đã lăn tăn trước việc có nên đi tiêm phòng vaccine các loại bệnh cho trẻ không. Nhiều người cũng lựa chọn “bỏ qua” hoặc tiêm vaccine trễ cho trẻ. Theo các bác sĩ, việc chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là rất quan trọng, việc không tiêm, chậm tiêm sẽ dễ dàng gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Phụ huynh chỉ cần lưu ý khi đi tiêm phòng tuân thủ quy tắc 5k là được.

Cạnh đó, các phương pháp bảo vệ đường hô hấp cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi gia đình cần thưc hiện hàng ngày. Trong đó, việc vệ sinh mũi, miệng liên tục cũng góp phần giúp ngăn ngừa các vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là Covid-19 xâm nhập đường hô hấp.

Đặc biệt, khi có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm xoang,…, nên lập tức rửa mũi, khoang miệng để các chất nhầy được tống ra ngoài, nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm, cúm. Cạnh đó, việc súc miệng, rửa mũi cũng cần được duy trì hàng ngày.

Nhiều người thường cho rằng, chỉ cần dùng nước muối pha loãng là đã có hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn họng chuyên biệt.

Khi rửa mũi nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dụng cụ chuyên dụng để đưa trực tiếp và mũi để dung dịch đẩy chất dịch nhầy ra ngoài. Với người lớn, việc rửa mũi thực hiện đơn giản chỉ bằng dung dịch nước muối và bình rửa mũi. Còn với trẻ nhỏ, đôi khi cần dùng đến máy rửa và hút mũi chuyên dụng của ngành y tế.

Chế độ tập thể dụng, vận động hàng ngày cho cả gia đình cũng là cách hiệu quả để nâng cao sức khỏe. Lời khuyên đưa ra là cả gia đình cần có “giờ vận động” mỗi ngày. Theo đó, cả gia đình có thể chọn những bộ môn thể dục đơn giản mà hiệu quả như đi bộ, chạy xe đạp, yoga…

Việc nâng cao dinh dưỡng, tăng vận động, chăm sóc các bộ phận trên cơ thể không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và gia đình trong mùa dịch, mà về lâu về dài còn giúp rèn luyện một lối sống lành mạnh, giảm đi bệnh tật, đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình lâu dài.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.