"Mổ xẻ" chuyện công đức

Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng thông tư liên quan đến việc quản lý tiền công đức, thì những người có liên quan trực tiếp đến câu chuyện này lại còn nhiều băn khoăn

[links()] Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng thông tư liên quan đến việc quản lý tiền công đức, thì những người có liên quan trực tiếp đến câu chuyện này lại còn nhiều băn khoăn

Ông Trương Công Đức - Trưởng ban Quản lý Phủ Tây Hồ:

Không thể tiến hành vội vã việc quản lý tiền công đức

Theo tôi, việc cho ra một Thông tư quản lý tiền công đức không thể được tiến hành vội vã mà cần lắng nghe ý kiến từ rất nhiều phía, đặc biệt là các nhà tu hành.

Đối với tiền công đức, Nhà nước có thể can thiệp ở góc độ định hướng giúp các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng quản lý và sử dụng tốt nguồn tiền công đức mà các phật tử, khách hành hương đã tin cậy gửi gắm. Tuy nhiên, không nên bắt buộc có một mô hình thống nhất cho việc quản lý này ở các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự…

Để quản lý tiền công đức được minh bạch, Ban Quản lý di tích nên thực hiện kiểm kê nguồn công đức và chế độ báo cáo với các cấp theo quy định. Công khai nguồn thu, chi công đức là công việc rất cần thiết trong hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử văn hóa - danh thắng.

Việc công khai, dân chủ nguồn thu công đức có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như thông báo đến các tổ chức xã hội ở địa phương, thông báo trên bảng đặt tại di tích hay trên phương tiện truyền thanh, truyền hình của xã, huyện. Ngoài ra, tôi kịch liệt phê phán việc “đấu thầu”, “khoán” tiền công đức để “nộp tô” cho địa phương như một số cơ sở tâm linh đang làm.

Bởi, nó đã làm sai lệch bản chất tâm linh, linh thiêng nơi thờ tự. Vì bị “khoán” nên các di tích buộc phải nghĩ ra nhiều trò thương mại hóa để cho đủ chỉ tiêu và khi đủ rồi thì làm sao để tiếp tục vượt “khoán”. Cứ như thế sai phạm nối tiếp sai phạm làm cho nguồn công đức bị biến tướng đi, lòng tin của người công đức cũng bị giảm sút. 

Thượng  tọa Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, xã Đại Đình, Tam Đảo, Hà Nội

Nhà nước quản lý tiền công đức tại chùa có chư tăng ni trụ trì là không phù hợp 

Việc thu tiền công đức của nhân dân, phật tử để cho cá nhân và gia đình tiêu xài là việc làm không đúng đạo lý. Đây là việc làm kinh doanh đền, đình, hay “buôn thần, bán thánh”, lợi dụng thần linh... Việc làm này không tránh khỏi tội, bị quả xấu ác. 

Theo tinh thần nhân quả của nhà Phật, đây là việc làm do tham lam, bất thiện nên khó tránh khỏi tai họa về sau. Nếu là tiền công đức của nhà chùa thì Nhà nước không nên quản lý, bởi vì đó là tiền của thường trụ Tam bảo (Tam bảo là Phật - Pháp - Tăng). Chư tăng là người tu, nên dùng tiền công đức để nuôi thân hành đạo, giáo hóa chúng sinh, xây dựng mở mang chùa cảnh, in kinh sách, cứu trợ người nghèo khổ hoạn nạn... 

Chư tăng ni là người từ bỏ gia đình, xả thân cầu đạo để giáo hóa chúng sinh, xây dựng nên đức lý cho xã hội nên khác với người cư sĩ giữ đền, đình, chùa. Nếu Nhà nước quản lý tiền của chùa có chư tăng ni trụ trì là điều không đúng đạo lý, từ xưa đến nay không ai làm như vậy.

Đối với đình, đền, không có tu sĩ cai quản, mà do nhân dân địa phương lập nên tự quản lý, thì nhà nước nên tổ chức phân công cho tập thể quản lý số tiền đó, để dùng tiền đó làm những việc phúc lợi cho dân, cho nước, đồng thời tránh cho kẻ tham tạo tội.

PGS-TS Nguyễn Hồng Dương – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo: 

Bên cạnh quản cần có giáo dục vận động để ngăn chặn tư lợi công đức

Trước hết cần phải nói rằng hòm công đức tồn tại ở tất cả các cơ sở thờ tự của các tôn giáo chứ không riêng gì Phật giáo. Xa xưa, ở giai đoạn phong kiến, nhà tu hành về cơ bản phải tự lao động để nuôi sống bản thân, còn tiền để tu bổ xây dựng cơ sở thừa tự  chủ yếu là dựa vào công đức (cúng dường) của người dân.  

Còn hiện nay, cũng tương tự như vậy, các cơ sở thờ tự ngày càng khang trang phần lớn là nhờ sự góp công của khoản tiền cúng dường từ dân, qua đó cũng góp phần giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa, tôn giáo cho đất nước. Như vậy, về mặt lý mà nói thì từ xưa đến nay, công đức là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái và việc sử dụng số tiền công đức cũng vậy. Ngày nay, cuộc sống người dân khá giả và họ quan tâm tới việc bỏ tiền công đức nhiều hơn khi đi lễ lạt. 

Điều này cũng khiến cho những người có quan niệm “đi tu cũng là một cách kiếm ăn” nảy sinh lòng tham để chiếm đoạt tư lợi. Thế nên mới có chuyện có nhà tu hành đi xe hơi, điện thoại xịn, vào nhà hàng đặc sản…

Về chuyện quản công đức, theo quan điểm của tôi, vấn đề mấu chốt ở đây là quản bằng cách nào cho hiệu quả. Vì tôi đã từng chứng kiến ở một ngôi chùa khi tôi định bỏ công đức, ngay lập tức có người đến rỉ tai đừng bỏ hòm này mà phải bỏ hòm kia vì… hai bên quản lý khác nhau. Bên cạnh việc quản thì cần thiết phải có sự giáo dục, vận động của Giáo hội, Ban Trị sự Trung ương để ngăn chặn hiện tượng lấy tiền công đức tiêu xài cá nhân. 

Đối với người dân, nên kêu gọi khi công đức cần có ý thức quy về một mối có sự quản lý và kế hoạch sử dụng đàng hoàng chứ không rải tiền bừa bãi, tùy tiện như hiện nay dễ làm nảy sinh lòng tham ở một số người. 

Nhóm PVVH

Đọc thêm

Xin ý kiến 5 lĩnh vực chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời tại họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Sáng 19/5, chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 5 lĩnh vực sẽ chất vấn tại Kỳ họp và trong chương trình sẽ phát thanh - truyền hình trực tiếp lễ tuyên thệ của các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Khắc sâu lời Bác dạy 'Thi đua là yêu nước'

Trung tâm 586 ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
(PLVN) - Các phong trào thi đua quyết thắng tại Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng - đơn vị tác chiến trên không gian mạng - đã trực tiếp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Sáng 18/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Hà Nội).

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội...

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia

Dâng hương tri ân công đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Campuchia
(PLVN) - Ngày 17/5, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Vương quốc Campuchia, Đảng bộ tại Campuchia trang trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế, danh nhân văn hoá của thế giới.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.