Mô hình thùng rác công nghệ 200 tỷ bị 'lãng quên' bên đường phố Hà Nội?

Rác vứt ngổn ngang ngay cạnh thùng rác.
Rác vứt ngổn ngang ngay cạnh thùng rác.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng chung của nhiều thùng rác công nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay đều chưa thực sự phát huy hết tác dụng thay đổi nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và phân loại rác. 

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, năm 2020, khoảng 12.000 thùng rác thông minh với tổng đầu tư hơn 200 tỷ đồng được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Ngoài tác dụng chứa rác thông thường, phần mái của thùng rác công nghệ mới này còn được tích hợp tấm sạc năng lượng mặt trời để chuyển hóa năng lượng thành điện năng. Khi trời tối, những chiếc thùng rác sẽ phát sáng mà không phải dùng tới nguồn điện lưới.

Tuy nhiên, sau khoảng 2 năm đi vào hoạt động, tại nhiều tuyến phố như Xuân Thủy, Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa), Liễu Giai (Ba Đình)..., nhiều chiếc thùng rác thông minh chỉ xuất hiện cho có, mang tính hình thức chứ chưa đạt hiệu quả như mong muốn .

Theo ghi nhận thực tế, dù đã được thiết kế tách biệt 2 ngăn, có chú thích rõ ràng nhưng người dân vẫn bỏ rác lộn xộn, rác thải không tái chế được lại bỏ vào ngăn tái chế được và ngược lại. Điều này làm giảm hiệu quả của thùng rác công nghệ.

Dọc con phố Nguyễn Chí Thanh, hướng đi Liễu Giai, hàng loạt thùng rác thông minh chỉ còn trơ trọi lại phần biển quảng cáo, không còn sự hiện diện của phần thùng chứa rác như tên gọi của nó.

Ông Lê Văn Tân - làm nghề xe ôm trên con phố Xuân Thủy cho biết: "Thùng rác để đó nhưng người ta cứ vứt bừa ra ngoài thôi. Gần như chả có ai chịu bỏ vào thùng cả vì thùng rác nhỏ quá, mà nhiều khi túi rác to thì cũng đành vứt ra ngoài, rơi cả xuống lòng đường."

Nguyễn Thu Lan (20 tuổi, trú quận Cầu Giấy) chia sẻ, rác nhiều và cũng chưa phân loại trước nên mỗi lần đi vứt rác, nữ sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội này thường mang luôn ra phía xe tập kết rác, không có thói quen bỏ vào thùng rác công nghệ. "Tôi thấy mô hình này khá hay nhưng thú thật là vẫn vất rác theo thói quen. Lần sau tôi sẽ cố gắng phân loại rác trước từ ở nhà, sau đó thì sẽ mang ra thùng rác này để bỏ. Hy vọng nhiều người cùng có ý thức góp phần nhỏ vì môi trường như thế", Lan nói.

Mô hình thùng rác thông minh này vẫn còn tồn tại những bất cập. Nếu tình trạng trên kéo dài, không có biện pháp khắc phục thì việc lắp đặt hàng chục nghìn thùng rác như vậy là rất lãng phí.

Một số hình ảnh thực tế:

Người dân thờ ơ với thùng rác công nghệ
Người dân thờ ơ với thùng rác công nghệ
Rác thải không được người dân phân loại, bỏ lộn xộn vào thùng rác.
Rác thải không được người dân phân loại, bỏ lộn xộn vào thùng rác.

Vì dung tích thùng rác khá nhỏ nên người dân phải bỏ rác phía ngoài.

Vì dung tích thùng rác khá nhỏ nên người dân phải bỏ rác phía ngoài.

Thùng rác đặt tại các con đường lớn, cách khá xa so với khu dân nên hầu như không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
Thùng rác đặt tại các con đường lớn, cách khá xa so với khu dân nên hầu như không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
Thùng rác dần xuống cấp, gần như không được ai đoái hoài

Thùng rác dần xuống cấp, gần như không được ai đoái hoài

Nhiều nơi đặt thùng rác trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, hướng đi Liễu Giai, chỉ còn lại phần dành cho biển quảng cáo.

Nhiều nơi đặt thùng rác trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, hướng đi Liễu Giai, chỉ còn lại phần dành cho biển quảng cáo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.