Miễn, giảm thuế phải đúng đối tượng

Cho ý kiến vào phương án miễn, giảm một số loại thuế do Chính phủ trình tại phiên họp thứ 42 sáng qua - 13/7, nhiều Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đồng tình với đề xuất của Chính phủ nhưng lưu ý việc miễn giảm phải đúng đối tượng, tránh cào bằng.

Cho ý kiến vào phương án miễn, giảm một số loại thuế do Chính phủ trình tại phiên họp thứ 42 sáng qua - 13/7, nhiều Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đồng tình với đề xuất của Chính phủ nhưng lưu ý việc miễn giảm phải đúng đối tượng, tránh cào bằng.

Không người phụ thuộc, trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế

Nói về lý do trình miễn giảm thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chậm lại, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, đời sống của người lao động gặp khó khăn... Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định đời sống người lao động, Chính phủ trình giải pháp về miễn, giảm thuế.

Theo phương án Chính phủ trình, sẽ giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp năm 2011 đối với các DN thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập DN năm 2011; Giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN từ Quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với các cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê, giá trông giữ trẻ và cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010.

Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): theo đề xuất của Chính phủ, miễn thuế TNCN từ ngày 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân (trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng) từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán cá nhân góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp; miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng). 

Với các cá nhân thuộc diện được miễn thuế (từ 1/8/2011 đến hết 31/12/2011), theo đề xuất của Chính phủ sẽ bao gồm: cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng; cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng....

Lo ngại chính sách bị “làm méo”

Tán thành với Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua một số giải pháp miễn, giảm thuế; tuy nhiên, đối với đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các DN thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị chỉ xem xét miễn thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (236.500 DN), không miễn đối với toàn bộ DN thuộc diện gia hạn nộp thuế vì các DN thuộc diện phải nộp thuế là các DN làm ăn có lãi, có thu nhập.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho biết, đa số ý kiến tán thành về nguyên tắc việc giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế TNCN từ quý 3 năm 2011 đến hết năm 2011 đối với các đối tượng theo đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị có biện pháp kiểm soát hữu hiệu và quy định các chế tài đủ mạnh để chính sách hỗ trợ này đến được với người lao động, học sinh, sinh viên.

Riêng việc miễn thuế TNCN trong vòng 5 tháng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công..., Ủy ban Tài chính – Ngân sách đồng tình với Chính phủ nhưng cũng đề nghị cân nhắc việc miễn thuế bởi sự lan tỏa của chính sách này không lớn, chưa đảm bảo tính công bằng.

Chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn của tình hình KT-XH thời gian qua, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận và Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cùng chung nhận định: Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là tiếp cận nguồn vốn; nếu có tiếp cận được thì lãi suất quá cao, “làm bao nhiêu cũng không lại”. Cả hai ông cho rằng quan trọng là công tác tổ chức điều hành.

Ủng hộ chủ trương miễn, giảm thuế nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì: “Về lâu dài, không nên đưa chính sách xã hội vào chính sách thuế mà trợ cấp trực tiếp cho đối tượng được thụ hưởng như chính sách bảo hiểm y tế hiện nay”.

Bày tỏ lo ngại về việc chính sách thuế có thể bị lợi dụng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước và nhiều Ủy viên thường vụ QH cho rằng nếu làm không chặt chẽ, rà soát thường xuyên thì sẽ làm “méo mó” và mất hiệu quả của chính sách thuế.

Kết thúc buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đặc biệt lưu ý, việc miễn, giảm thuế phải đúng đối tượng, tuyệt đối tránh “kích” vào người giàu. Phó Chủ tịch cũng yêu cầu cần tăng cường hậu kiểm để kiểm soát chặt việc thực thi chính sách…

Thu Hằng

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.