Chuẩn bị kỹ càng mọi thứ
Đầu tiên, để chuyến du lịch diễn ra hoàn hảo, bạn nên mua các vật dụng cần thiết từ các tháng trước đó: bị ít nhất là 2 bộ áo tắm, kính râm, mũ, kem chống nắng, quần short, váy, áo ngắn tay sẽ tạo cho bạn cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Bạn nên đi dép xăng đan thay cho giầy vì đôi chân sẽ được thoáng mát.
Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt, bông ngoáy tai, sữa tắm, nước gội đầu cũng là những vận dụng hữu ích… Thay vì đến cận ngày đi mới bắt đầu chuẩn bị, bạn hãy sắm sửa luôn từ những tháng trước đó? Cách này không chỉ giúp bạn mua sắm thoải mái hơn mà còn mua được với giá tốt hơn nữa.
Bạn cũng nên đặt trước khách sạn, phương tiện đi lại và các loại vé tham quan để không cảm thấy thất vọng khi đến nơi và có được giá cả phù hợp. Bởi giá cả mọi thứ có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào mùa du lịch, các ngày trong tuần và nhu cầu của du khách. So sánh giá cả và chất lượng ở các khách sạn khác nhau sẽ giúp bạn tìm được chỗ ở phù hợp với mong muốn và tài chính của bản thân.
Chữa say tàu xe
Đối với những người bị say tàu xe, du lịch xa quả là một điều kinh khủng. Do vậy hãy luôn chuẩn bị thuốc say tàu xe hay miếng cao dán ở trong túi. Uống trước hoặc dán trước khi lên tàu xe khi đã ăn chút gì đó. Nếu không có tác dụng bạn thử uống một cốc nước gừng tươi và ấm trước.
Không kịp chuẩn bị nước gừng thì để sẵn trong túi chút mứt hoặc kẹo gừng. Nếu đi tàu, thuyền ra biển, bạn hãy tìm chỗ ngồi thoáng, ngoài trời. Nếu phải di chuyển lâu nên, tốt nhất bạn nên chọn chỗ ngồi giữa thân tàu, thuyền vì nơi đó ít chòng chành.
Khi đi máy bay bạn nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên – xuống nhất, mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình. Khi đi tàu hoặc ô tô, bạn nên nhìn phong cảnh phía trước mặt, không nên nhìn sang 2 bên.
Hãy mở cửa kính để có gió (trừ những nơi không khí bị ô nhiễm), chọn chỗ ngồi cạnh lái xe hoặc ghế đằng trước để đảm bảo sức khỏe. Bạn cũng nên ngủ sớm ở đêm trước khi đi du lịch, đồng thời không được uống những loại nước có cồn, gas, không đọc sách báo khi máy bay, tàu xe đang di chuyển.
Lưu ý khi ăn đồ biển
Ăn các loại hải sản tươi sống được chế biến cẩn thận, không bị sống, hạn chế ăn gỏi sống từ hải sản để tránh các loại ký sinh vi khuẩn gây hại cho dạ dày, não. Ngoài ra, tránh mua các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến đã chết vì chúng có chứa nhiều độc tố có hại dễ gây ngộ độc.
Không ăn hải sản cùng thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh… Vì ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C dễ gây ngộ độc. Hạn chế uống bia khi ăn hải sản: Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ tăng tốc độ hình thành axit uric. Axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút. Không ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ gây khó tiêu, thậm chí buồn nôn.
Tránh ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao, dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh… Tránh ăn các loại hải sản như: Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển….Những loại thực phẩm này có thể chứa chất độc.
Đặc biệt không nên uống trà sau khi ăn hải sản: Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan, cản trở tiêu hóa.
Cẩn thận khi tắm
Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn... Bạn không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa bạn ra xa bờ.
Không nên tắm quá lâu khi trời nắng hoặc vào giữa buổi trưa. Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất. Khi một tập thể đi tắm biển thì nên chia nhỏ nhóm để dễ quản lý.
Khi chơi các trò như đi tàu cao tốc, lướt sóng, chảy dù, kayak, lặn biển... bạn cần tuân thủ các yêu cầu an toàn do hướng dẫn viên đưa ra. Không nên ra xa ngoài khu vực an toàn, tránh các chướng ngại trên biển từ xa.