Mẹ tham gia 'chiến dịch quân sự' bắt cóc con gái 8 tuổi

Công tố viên Pháp Nicolas Heitz giơ ảnh chân dung Mia trong một cuộc họp báo hôm 14/4.
Công tố viên Pháp Nicolas Heitz giơ ảnh chân dung Mia trong một cuộc họp báo hôm 14/4.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mia (8 tuổi) bị mẹ cùng đồng phạm lập kế hoạch giống "chiến dịch quân sự" để bắt cóc bé khỏi nhà bà ngoại ở Pháp và đưa sang Thụy Sĩ.

Công tố viên Pháp cho hay, 5 ngày sau khi bị bắt cóc, các nhà điều tra phát hiện Mia cùng mẹ Lola Montemaggi, tại một nhà máy bỏ hoang ở thành phố Sainte-Croix (Thụy Sĩ) hôm 18/4.

Người mẹ 28 tuổi bị bắt cùng 5 người đàn ông bị cáo buộc là đồng phạm. Văn phòng công tố viên ở Nancy, đông bắc nước Pháp, cho hay cả 5 người đều bị buộc tội bắt cóc trẻ vị thành niên, 4 người đang bị giam.

Ba trong số các đối tượng hôm 13/4 đóng giả là quan chức cơ quan phúc lợi trẻ em. Họ dùng danh tính giả để lừa bà ngoại của Mia giao em. Mia và bà hiện sống tại làng Poulieres gần biên giới giữa Pháp và Thụy Sỹ. 

Cô bé không bị đối xử bạo lực, nhưng công tố viên Francois Perain cho hay vụ bắt cóc "giống một chiến dịch quân sự", khi những kẻ bắt cóc "chuẩn bị kỹ lưỡng", thậm chí còn đặt biệt danh cho vụ bắt cóc là "Chiến dịch Lima". Các nghi phạm sử dụng bộ đàm, dụng cụ cắm trại, biển số xe giả, 3.000 Euro (3.590 USD).

Cảnh sát không nêu danh tính nghi phạm, nhưng mô tả những người này là một phần của cái gọi là "cộng đồng chung ý tưởng".

"Họ chống lại nhà nước, chống lại cái mà họ coi là chế độ độc tài y tế", công tố viên cho biết, nói thêm những người này coi "tước đoạt trẻ em khỏi sự chăm sóc của bố mẹ là bất công".

Sau khi đón được Mia, ba kẻ giả danh cán bộ phúc lợi và người mẹ đi bộ qua biên giới Pháp - Thụy Sĩ, thay phiên nhau trông Mia. Một người đàn ông có tên Romeo đón Mia và mẹ bằng ô tô, lái xe tới một khách sạn Thụy Sĩ nghỉ đêm cùng một phụ nữ là "cảm tình viên của phong trào" trước khi tới Sainte-Croix.

5 người liên quan tới vụ bắt cóc trong độ tuổi từ 23 tới 60, bị bắt tại Pháp từ 14/4 tới 16/4. Mia hiện an toàn, tình trạng sức khỏe tốt. Cô bé đang được bác sĩ tâm lý và nhân viên xã hội chăm sóc trước khi được giao lại cho bà ngoại.

Ngôi nhà gỗ trong nhà máy bỏ hoang ở Thụy Sĩ - nơi ở của một "cộng đồng tự quản", địa điểm phát hiện bé Mia hôm 18/4.
 Ngôi nhà gỗ trong nhà máy bỏ hoang ở Thụy Sĩ - nơi ở của một "cộng đồng tự quản", địa điểm phát hiện bé Mia hôm 18/4.

Montemaggi ly hôn 4 năm trước. Khi phong trào biểu tình áo vàng ở Pháp dấy lên, cô ta coi đối lập với xã hội là lý do để sống còn và không muốn cho con gái đi học bởi "không muốn nhà nước can thiệp vào giáo dục con gái".

Montemaggi tham gia vào các nhóm bài vaccine, phản đối mạng 5G vì coi đây là một cách để chính quyền kiểm soát tâm trí, tin rằng thế giới do một giáo phái cuồng dâm và ấu dâm cai trị.

Hồi tháng 1, chính quyền tước quyền nuôi dưỡng Mia của Montemaggi, giao cho ông bà nội, sau khi có tin báo cô và chồng cũ đánh nhau trước mặt con. Thẩm phán chỉ cho phép Montemaggi gặp con hai lần một tháng, không được phép ở một mình với con.

Gần 200 cảnh sát được huy động để tìm kiếm Mia. Ông bà nội của cô bé vô cùng nhẹ nhõm khi biết tin các nhà chức trách đã tìm thấy cháu gái.

"Những đêm đau khổ, sợ hãi của con bé đã kết thúc, đặc biệt là những ý tưởng quá khích của kẻ bắt cóc", họ nói.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.