"Mắt thấy, tai nghe" chuyện chuyển đổi số ở Điện lực tỉnh vùng cao Tây Bắc

PC Lai Châu ứng dụng công nghệ họp trực tuyến đến tận các đơn vị cấp 4 ở những địa bàn xa xôi, khó khăn
PC Lai Châu ứng dụng công nghệ họp trực tuyến đến tận các đơn vị cấp 4 ở những địa bàn xa xôi, khó khăn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ít người biết rằng, Công ty Điện lực (PC) Lai Châu đã, đang đưa vào khai thác vận hành gần 40 phần mềm, ứng dụng dùng chung của EVN, EVNNPC và của doanh nghiệp này, giúp chuyển dịch từ mô hình quản trị truyền thống sang quản trị trực tuyến.

Đại diện PC Lai Châu cho hay, đơn vị đã triển khai ứng dụng mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đã đạt được những kết quả tích cực, tạo ra đột phá trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, và là đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 5/2021, toàn công ty đã hoàn thành số hóa 100% tất cả các hợp đồng mua bán điện sinh hoạt (trong đó bao gồm cả các hợp đồng phát sinh mới) đạt 101,27% kế hoạch và vượt tiến độ trước 7 tháng so với kế hoạch EVNNPC giao.

Đến tháng 6/202, PC Lai Châu đã hoàn thành 100% việc chuẩn hóa thông tin khách hàng trên phần mềm và ngoài hiện trường; hoàn thành 100% lắp đặt công tơ đo xa tại các trạm biến áp công cộng, các điểm đo ranh giới; tỷ lệ công tơ đo xa toàn công ty đạt 81,64% (trong đó tại khu vực thành phố, các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Nậm Nhùn đã hoàn thành lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng đạt 100%), tỷ lệ công tơ điện tử đo xa đạt 72,64%.

Ngoài ra, PC Lai Châu cũng đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Hiện công ty đã ký kết hợp tác với 4 ngân hàng trên địa bàn tỉnh và các đối tác tổ chức trung gian khác.

Cụ thể, PC Lai Châu và Agribank Lai Châu tiếp tục ký thỏa thuận phát hành thẻ thấu chi thanh toán tiền điện, dịch vụ điện. Đây là hình thức lựa chọn mới cho khách hàng nhằm tạo thuận tiện trong việc thanh toán tiền điện, các dịch vụ điện, đồng thời hạn chế sử dụng tiền mặt, hạn chế tiếp xúc góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Được biết, đến hết tháng 9/2021, toàn công ty, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 60% trên tổng số khách hàng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc thanh toán tiền không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong công tác dịch vụ khách hàng, mở rộng các dịch vụ tiện ích qua các kênh gián tiếp như: Trích nợ tự động, thực hiện thu tiền và chấm nợ online 100% khách hàng sử dụng điện; nhắn tin cho khách hàng qua ứng dụng Zalo; triển khai cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4, các công đoạn đều tiến hành trên nền tảng công nghệ, kết nối đến Cổng Dịch vụ công Quốc gia và tương tác với khách hàng qua mạng xã hội.

Đơn vị cũng tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của khách hàng giao dịch trực tuyến qua website, app, tổng đài chăm sóc khách hàng 19006769 và Trung tâm hành chính công tỉnh; tại các quầy giao dịch khách hàng Công ty đã và đang triển khai lắp đặt hệ thống máy tính để khách hàng sử dụng, trải nghiệm các dịch vụ điện trực tuyến...

Với mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh, những năm qua PC Lai Châu đã không ngừng tăng cường đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa lưới điện thông minh.

Năm 2020, đơn vị đã đưa vào vận hành Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX), đến nay đã đưa vào vận hành 100% các trạm biến áp 110kV không người trực; hoàn thành lắp đặt, kết nối, điều khiển từ xa toàn bộ các máy cắt đường dây (Recloser) từ TTĐKX; các trạm biến áp 110kV, các máy cắt được thao tác, điều khiển xa từ TTĐKX thông qua phần mềm SP5.

Bà Giàng Páo Mỷ, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu thăm Trumg tâm Điều khiến xa của PC Lai Châu

Bà Giàng Páo Mỷ, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu thăm Trumg tâm Điều khiến xa của PC Lai Châu

Bên cạnh đó, công ty đã đưa vào vận hành hệ thống lưới điện thông minh DMS mạch vòng 22kV khu vực thành phố và mạch vòng 35kV.

Ông Bùi Xuân Thành, Giám đốc PC Lai Châu - khẳng định, việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật vận hành đã giúp đơn vị nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống lưới điện và giảm tổn thất điện năng, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao độ hài lòng khách hàng.

Trong lĩnh vực quản trị điều hành, PC Lai Châu đã và đang đưa vào khai thác vận hành hiệu quả gần 40 phần mềm, ứng dụng dùng chung của EVN, EVNNPC và của PC Lai Châu, đánh dấu sự chuyển dịch từ mô hình quản trị truyền thống lên mô hình quản trị trực tuyến làm tiền đề cho tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhờ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông dùng riêng được kết nối đồng bộ, PC Lai Châu cũng tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin trên nền tảng trực tuyến như áp dụng triệt để việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các chương trình đào tạo, tập huấn … trực tuyến thông qua hệ thống hội nghị truyền hình, Zoom từ EVN, EVNNPC đến công ty và các đơn vị trực thuộc…

“Điều này đã giúp nâng cao năng lực quản trị điều hành; tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian đi lại, lưu trú và thông tin được trao đổi thường xuyên, minh bạch, rõ ràng và đa chiều giúp việc thực thi nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác” - đại diện PC Lai Châu khẳng định.

Đọc thêm

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai
(PLVN) - Sáng ngày 26/11 tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có ông Hoàng Trung  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai 7 mô hình thí điểm. (Ảnh: Nhật Hạ)
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Hiệp Hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tế đã và đang cho thấy, chuyển đổi số là một trong những trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Kỳ vọng đột phá trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhiều đề xuất mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa/Nguồn:chinhphu.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là dự thảo Luật) đang được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8. Tại cuộc thảo luận tại tổ cuối tuần qua, nhiều ý kiến thống nhất với quan điểm khi nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì phần vốn này là của doanh nghiệp, không phải vốn nhà nước.

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024
(PLVN) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2024 thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan, diễn biến phức tạp. Thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng (năm 2023, thiên tai làm 169 chết và mất tích, thiệt hại 9.324 tỷ đồng).

EVFTA mở ra cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt với hàng hóa châu Á

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo.

(PLVN) -  Đó là chia sẻ của ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu diễn ra vừa qua. Theo ông Lăng, theo thống kê từ Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang EU ước đạt hơn 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng ấn tượng từ 12-15%.

Hệ sinh thái tận dụng FTA chắp cánh cho ngành thủy sản thâm nhập thị trường quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Quảng Nam nói riêng trong việc tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Tận dụng những lợi thế từ các FTA mang lại sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt trên trường quốc tế...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.