Marseille chật vật xóa hình ảnh “thủ đô giết người”

(PLO) - Marseille - thành phố lớn thứ 2 của Pháp - trong những năm gần đây được nhắc đến với hàng loạt vụ bạo lực liên quan đến ma túy, đến nỗi được đặt cho biệt hiệu không lấy gì làm tốt đẹp “thủ đô giết người”. 
Giữa các tòa nhà cao tầng màu xám ở các quận phía Bắc Marseille, cứ cách vài phút lại có một chuyến tàu hỏa chạy qua. Ở phía bên dưới những cây cầu uốn lượn quanh những khu dân cư nghèo nàn, từng nhóm thanh niên trẻ tụ tập để hút thuốc, tán gẫu và cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của các băng đảng ma túy.
Tháng 3 vừa qua, chàng thanh niên 19 tuổi Nabil Badreddine đã bị sát hại cách khu căn hộ mà cậu đang sống chỉ vài mét. Vụ sát hại Badreddine là vụ giết người thứ 15 tại Marseille chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm. 
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường, Badreddine đã bị một nhóm người bắn 2 phát đạn từ phía sau, bị đổ xăng lên khắp người và châm lửa đốt. Thi thể của nạn nhân bị biến dạng nghiêm trọng nên cảnh sát đã phải mất vài ngày mới có thể xác định được danh tính nạn nhân. 
Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay, vụ sát hại Badreddine vẫn chưa được giải quyết, kéo dài thêm danh sách những vụ phạm tội mà giới chức địa phương đang tìm cách ngăn chặn nhưng không thành. Đến đầu tháng 9, Adrien Anigo – con trai của Chủ tịch Đội bóng đá Olympique Marseille José Anigo – cũng đã bị bắn chết trong một vụ việc được cho là có liên quan đến các băng nhóm xã hội đen. 
Theo thống kê của cảnh sát, 1/3 số vụ giết người tại Pháp trong năm 2012 xảy ra tại khu vực Marseille, với ít nhất 24 vụ việc. Con số này trong năm 2011 là 20 án mạng. Các nạn nhân hầu hết đều là những người đang ở những năm cuối của tuổi vị thành niên cho đến 20 tuổi. Hầu hết các vụ việc được cho là có liên quan đến ma túy.
Trong một quán cafe sang trọng, một thanh niên trẻ thản nhiên tự nhận mình là một tay buôn bán ma túy. Anh ta cũng cho hay có quen biết với ít nhất 10 người đã bị sát hại tại Marseille trong thời gian qua. Cũng theo người này, khi một người nào đó bị sát hại, chắc chắn phải có lý do nào đó, có thể vì anh ta đã phản bội băng nhóm và trở thành kẻ chỉ điểm cho cảnh sát.
Một trong những vấn đề lớn khiến tình trạng bạo lực tại Marseille gia tăng là do tỉ lệ học sinh bỏ học. Năm 2011, tại một trong những trường tiểu học ở Marseille là Vallon des Pins có đến 15% học sinh không qua nổi kỳ thi cuối năm. Bên cạnh đó, Marseille còn là nơi cư ngụ của hàng trăm nghìn người Pháp từ các nước thuộc địa cũ ở Bắc Phi ùn ùn kéo về nước từ những năm 1960. 
Do đó, thành phố này trở thành một địa điểm đa văn hóa, với tỉ lệ ly hôn, thất nghiệp ngày càng cao, phân hóa giàu – nghèo rõ rệt. Không những thế, đây còn trở thành một trong những tuyến đường mà các băng nhóm buôn bán ma túy vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu và sang Mỹ. “Tình trạng bạo lực là do sự tan vỡ gia đình, thất học và tình trạng thất nghiệp” – chính trị gia Laurent Mucchielli cho biết.
Trước thực trạng này, giới chức Marseille đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách của địa phương. Thượng nghị sỹ Quốc hội Samia Ghali đang vận động thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho trẻ em để tránh cho các em tiếp xúc với các băng đảng đường phố. Tuy nhiên, bản thân các chính trị gia cũng phải nhận định đây không phải là việc dễ dàng gì. 
“Đi bán cần sa, một đứa trẻ có thể kiếm được khoảng 203 USD, nhiều hơn cả các bạn và cả tôi. Rõ ràng đường phố đang cướp những đứa trẻ của chúng ta. Bạn có thể giáo dục chúng nhưng chúng vẫn có thể sa vào hoạt động buôn bán ma túy và thậm chí là cả giết người” – cô Baya Seddik nhìn nhận. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.