Mang 'vỏ lạc' vào nghiên cứu, nhóm học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương Vàng

Nhóm học sinh Hà Nội giành nhiều giải thưởng lớn tại WICO 2024.
Nhóm học sinh Hà Nội giành nhiều giải thưởng lớn tại WICO 2024.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (WICO) lần thứ 13, nhóm học sinh Hà Nội đã xuất sắc giành huy chương Vàng với đề tài “Nghiên cứu biến tính vỏ lạc làm vật liệu xử lý kim loại nặng gây ô nhiễm”.

Tại Cuộc thi WICO lần thứ 13, đội "Vỏ lạc" - nhóm học sinh gồm: Nguyễn Trần Nam Khánh, lớp 12D3; Đỗ Phương Linh, lớp 12D1; Nguyễn Tuấn Khôi, lớp 12D1 (Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Tân Thiên Kim, lớp 11A4 và Nguyễn Cao Đức Minh, lớp 12A6 (Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tham gia dự thi với đề tài “Nghiên cứu biến tính vỏ lạc làm vật liệu xử lý kim loại nặng gây ô nhiễm”.

Đề tài của đội "Vỏ lạc" được Ban giám khảo đánh giá rất cao về ý tưởng, ý nghĩa và giá trị mặt khoa học, xã hội, môi trường.

Kết quả chung cuộc, đề tài trên xuất sắc giành huy chương Vàng, đồng thời được trao giải đặc biệt “Special prize” và giải Grand prize.

Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic - WICO) là cuộc thi danh giá được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Phát minh sáng chế các trường Đại học Hàn Quốc và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ.

Mục đích của cuộc thi là tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên, nhà đầu tư trẻ thảo luận, giới thiệu những tiến bộ của quốc gia mình trong khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Các phát minh, sáng chế mang đến cuộc thi đều có tính sáng tạo thiết thực và tính ứng dụng cao.

Năm nay, WICO lần thứ 13 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), với sự tham gia của khoảng 2.000 học sinh, sinh viên thuộc 140 đội dự thi đến từ 25 quốc gia trên thế giới như Australia, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Malaysia, Indonesia....

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.