Mạc Văn Khoa: “Không diễn hài thì chẳng biết làm gì…”

Diễn viên hài Mạc Văn Khoa.
Diễn viên hài Mạc Văn Khoa.
(PLO) -Khoa có gương mặt khá đặc biệt. Nhiều người nói Khoa “xấu lạ” nhưng tôi lại nghĩ dường như ông trời thương, cho Khoa gương mặt “dị” ấy để diễn hài. Khoa nhút nhát, ít nói và hay cười. Anh gây ấn tượng cho người đối diện nhờ sự chân thật và khiêm tốn trong từng câu nói.

Khoa từng đoạt Á quân cuộc thi hài “Cười xuyên Việt” năm 2015. Những tiểu phẩm của chàng trai 9X này như: “Gia đình dị”, “Bộ tộc ướt át”, “Bột giặt thánh troll”… mang nhiều ý nghĩa nhân văn đã thu hút lượng người xem lên tới con số hàng triệu. 

Cậu bé nhút nhát

Khoa sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” ở Hải Dương. Năm học lớp 8, một lần thầy giáo vào lớp gọi Khoa đi tập kịch và giao cho vai lính của Sơn Tinh, mặc cái khố, nói đúng một câu: “Quân của Thủy Tinh đã tới rồi!”. 

Khoa bảo, diễn xong, tự dưng cảm giác thích thú lan tỏa khiến anh có cảm giác như bản thân được thay đổi. Từ hôm đó, có nhiều đêm Khoa nằm suy nghĩ lung tung, bật ra những câu nói hay hay rồi hí hoáy ghi lại. Nhờ thói quen ấy, đến giờ, Khoa đã có được kha khá kịch bản.

“Tôi ấn tượng với Mạc Văn Khoa vì lối diễn hài tự nhiên, mộc mạc, có cái duyên lạ lùng. Lạ, ngộ và dễ thương lắm.Khi xem bạn ấy diễn, tôi thực sự thích” (Danh hài Hoài Linh).

Lên cấp 3, các phong trào văn nghệ ở trường, Khoa không bao giờ vắng mặt dù ngày thường có phần trầm tính và cực kỳ ít nói. Được thầy cô động viên, bố mẹ ủng hộ, tốt nghiệp THPT, Khoa thi vào khoa Diễn viên kịch, Trường Cao đẳng Sân khấu ở Nha Trang. 

Khoa thật thà bảo, thích thì có thích nhưng thấy đi học xa, lại tốn kém mà tương lai mờ mịt nên cũng lo lắm. May nhờ sự động viên, thương yêu con vô bờ bến của bố mẹ, anh luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng, biết đâu một ngày nào đó mình sẽ thành công.

Học xong, trong khi bạn bè người thì về quê, người tìm nghề khác mưu sinh thì Khoa lại ấp ủ giấc mơ vào TP.Hồ Chí Minh để tìm kiếm cho mình một cơ hội và cũng là để thử sức xem khả năng của mình đến đâu. Không lãng phí thời gian, Khoa đi học thêm diễn xuất ở sân khấu kịch với đủ các loại vai phụ, vai lẻ.

“Hồi đầu Khoa bỡ ngỡ lắm! Ở trường cũ quen bạn quen bè, vào đây lạ nước lạ cái. Nhiều lúc, tập bài hay chạy xe đi diễn về tới nhà, nằm xuống tự nhiên nước mắt cứ chảy ra. Khoa không biết mình đi diễn như thế này đến bao giờ mới giúp bố mẹ bớt phần vất vả. Nhiều lúc Khoa cũng nản, nhưng bù lại, được diễn ở sân khấu Khoa  thích lắm”, Mạc Văn Khoa chia sẻ.

Với một người người thân chẳng có, bạn bè cũng không, đường xá cũng mịt mờ thì quả thực quãng thời gian ấy khá vất vả. Nhìn bạn bè tự nuôi được bản thân còn mình vẫn phải xin tiền bố mẹ, Khoa chạnh lòng và cảm thấy có lỗi. Anh từng tính đến việc đi xuất khẩu lao động hoặc về quê xin làm gì đó để đỡ đần bố mẹ.

“Trong một lần đi làm phụ xe cùng anh họ, Khoa vô tình xem thấy chương trình “Cười xuyên Việt” nên đánh liều đi thi. Lòng tự nhủ, coi như đây là lần cuối thử sức xem duyên nợ của mình đến đâu. Trước khi đi thi, Khoa chỉ nghĩ, mình diễn sao để không bị khán giả ném đá chứ không nghĩ đi thi để cạnh tranh với người này, người kia. May mắn lọt vào vòng trong và giành giải Á quân. Nhờ đó mà Khoa được theo đuổi và sống với niềm đam mê diễn hài như ngày hôm nay”, nam diễn viên 9X chia sẻ.

… đến diễn viên hài “xấu lạ”

Khoa nói, mọi thứ đến với anh đều tự nhiên, đó là cơ duyên và cũng là may mắn.

Ngay sau chương trình, Khoa được mời đóng gần chục phim chiếu rạp, đi diễn hài ở nhiều nơi, có thể tự nuôi sống bản thân mà không cần xin tiền bố mẹ.

“Nếu Tổ nghề không xót thương Khoa vào phút chót, Khoa đã đi xuất khẩu lao động rồi. Đến nay, áp lực duy nhất với Khoa là duy trì niềm yêu thương của mọi người dành cho mình. Vì diễn hài, phải luôn sáng tạo thì mới có thể đem lại cái mới, cái lạ để tặng niềm vui cho người xem. Khoa biết mình còn non trẻ, mới chập chững bước vào nghề nên phải cố gắng thật nhiều”, Khoa thật thà.

Mạc Văn Khoa “thăng hoa” cùng tiểu phẩm “Bộ tộc ướt át” trong đêm chung kết “Cười xuyên Việt 2015”.
Mạc Văn Khoa “thăng hoa” cùng tiểu phẩm “Bộ tộc ướt át” trong đêm chung kết “Cười xuyên Việt 2015”.

Khoa thú nhận, nhiều người bảo, tính cách “quê và thật” như anh không hợp với showbiz. Bởi làng giải trí vốn ồn ào và toan tính nên có thể tồn tại và tỏa sáng chỉ tài năng và nỗ lực thôi không đủ, trong khi Khoa thì thật quá.

Khoa chia sẻ: “Bố Khoa thường nói, va chạm xã hội phải khôn khéo, phải lanh nhưng cũng phải thật thà, biết điều và tốt với mọi người. Khoa thấy mình làm được khoảng 60, 70%. Mà chắc là cái thật thà nhiều hơn. Còn cái khéo và cái lanh thì Khoa chưa được nhiều lắm”.

Khoa chân thật trong từng câu nói, đó là những câu chuyện thường nhật về nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” của một người trẻ xa quê, đó là đam mê đeo đuổi, bám trụ với nghề diễn. “Khoa nghĩ, trong nghề này, phải thật thà trước đã. Cái nữa là phải có tâm với nghề, phải nỗ lực. Cái nữa là may mắn và được Tổ thương, mình sẽ phát triển”, Mạc Văn Khoa cho hay.

Khoa bảo có nhiều may mắn khi được làm việc chung với nhiều nghệ sĩ có tiếng. Gần đây nhất, Khoa được nghệ sĩ Việt Hương mời góp mặt trong đêm liveshow 15 năm của chị. Nếu như nhiều nghệ sĩ khác, họ “thảo mai” để tranh thủ “làm thân, làm quen” nhưng Khoa thì không, ngoài việc diễn hết mình trên sân khấu thì Khoa chẳng sân si.

Khoa nói: “Nhiều lúc bố mẹ Khoa ở quê có gửi quà vào, Khoa gặp nhưng không dám đưa tận tay chị Hương. Có lần Khoa mang đi rồi để trong cốp xe chứ không dám đưa chị trực tiếp, lần nào dạn lắm thì Khoa nhờ bạn đưa giúp. Tại Khoa ngại mấy chuyện đó lắm. May mắn cho Khoa là chị Hương hiểu và thương Khoa thật thà”.

Mạc Văn Khoa và Hòa Minzy đóng chung trong phim điện ảnh sắp ra mắt “Hình nhân”.
Mạc Văn Khoa và Hòa Minzy đóng chung trong phim điện ảnh sắp ra mắt “Hình nhân”.

3 năm bon chen với nghề, đến giờ, hạnh phúc lớn nhất mà Mạc Văn Khoa có được chính là anh đã được thỏa sức với đam mê của chính mình. Khoa đã thật sự mang lại tiếng cười, hạnh phúc và tự hào cho bố mẹ. Không còn những đêm bố mẹ Khoa lo lắng, phập phồng trong từng giấc ngủ khi cậu con trai quanh năm suốt tháng cứ phải rong ruổi đâu đâu. Họ đã không còn tủi thân vì ước mơ viển vông của con mình.

“Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời Khoa chính là được nhìn thấy nụ cười trên hai gương mặt khắc khổ. Không còn cảnh gọi điện hối thúc bố mẹ lo thu hoạch vải, lúa, đậu phộng để gửi tiền vào nữa. Cũng không còn những tháng ngày sáng ăn mì gói, trưa ăn mì gói, tối nhịn đói, mà đã có thể tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, có tiền để mua quà cho bố mẹ, gửi về phụ giúp gia đình. Cảm giác ấy đã ơi là đã, sướng ơi là sướng…”, Khoa thật thà tâm sự.

“Gương mặt Mạc Văn Khoa nhìn là mắc cười. Không cần làm gì hết, chỉ cần bước ra sân khấu nhìn là mắc cười.Mạc Văn Khoa quá dễ thương, diễn hài đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tinh tế” (Nghệ sĩ hài Trường Giang).

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.