Lưu ý dành cho F0 dùng thuốc điều trị tại nhà

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Hầu hết những người mắc COVID-19 sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Nếu điều trị tại nhà, các F0 cần lưu ý một số điều sau khi dùng thuốc.

Các triệu chứng COVID-19 nhẹ đến trung bình

Khi mắc COVID-19 nhẹ người bệnh thường có các triệu chứng: Rát họng, đau họng, sốt và/hoặc ớn lạnh, ho, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, tiêu chảy…

Các triệu chứng nghiêm trọng: Khó thở, mất khả năng nói hay cử động hoặc thấy lú lẫn, đau ngực…

Hãy gọi y tế ngay lập tức nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng.

Đối với các triệu chứng nhẹ, người bệnh thường được cách ly và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

F0 cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thường dùng làacetaminophen (Tylenol). Thuốc này có tác dụng hạ sốt (khi sốt trên 38,5 độ C mới nên sử dụng), giảm đau đầu, đau cơ… ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Do hoạt chất có ở nhiều tên sản phẩm khác nhau, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng trùng lặp hai thuốc có cùng hoạt chất gây quá liều.

Người bệnh dùng đúng liều qui định theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc trong hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc (từ 10-15mg/kg cân nặng); đảm bảo tuân thủ khoảng cách dùng thuốc (thường sau 4-6 giờ mới được dùng lại liều tiếp theo nếu còn đau hoặc sốt trên 38,5 độ C).

Đối với trẻ nhỏ, mua dùng dạng thuốc dành riêng cho trẻ (gói bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch… ). Không được nghiền viên dùng cho người lớn cho trẻ uống để tránh quá liều (gây độc) hoặc không đủ liều (sẽ không hạ được sốt).

Lưu ý: Khi dùng thuốc mà nhiệt độ không hạ hoặc hạ ít, không được uống tăng liều. Có thể chườm ấm cổ, nách, bẹn… hoặc/và gọi điện cho nhân viên y tế để được xử lý thích hợp.

Thuốc giảm ho, giảm đau họng: Trường hợp đau rát họng có thể áp dụng các biện pháp: Ngậm chanh đào ngâm mật ong, uống mật ong với nước chanh ấm, hoặc dùng các loại thuốc ho thảo dược.

Trong trường hợp ho khan gây mệt, ảnh hưởng tới sức khỏe có thể dùng thuốc giảm ho như dextromethorphan hoặc thuốc chống dị ứng như chlopheniramin, alimemazine… Thuốc chống dị ứng nên uống vào buổi tối vừa giúp giảm ho, vừa giúp người bệnh ngủ được (do tác dụng an thần của thuốc). Các thuốc chống dị ứng cũng giúp giảm sổ mũi, hắt hơi và ngứa.

Trong trường hợp ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm như ambroxol, bromhexin… hoặc kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin.

Lưu ý: Ho khan và ho có đờm việc dùng thuốc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trước khi dùng các thuốc này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc chữa nghẹt mũi: Nghẹt mũi là một biểu hiện rất thường gặp đối với người bệnh COVID-19. Nghẹt mũi làm người bệnh khó thở và mệt mỏi.

Để trị nghẹt mũi, người bệnh có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Bằng cách này sẽ giúp mũi thông thoáng, người bệnh dễ thở. Trong trường hợp rửa mũi không hiệu quả, có thể cân nhắc dùng thuốc thông mũi (thuốc co mạch) xịt hoặc nhỏ mũi như: Naphazolin, oxymetazoline… Tuy nhiên không được lạm dụng các loại thuốc co mạch này.

Thuốc kháng virus: Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc kháng virus molnupiravir được chỉ định dùng cho bệnh nhân COVID -19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

Phụ nữ cho con bú: Không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều monulpiravir cuối cùng.

Người bệnh cần đọc kỹ thông tin chi tiết về thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được Bộ Y tế phê và tuân thủ dùng thuốc theo khuyến cáo.

Các tác dụng phụ thường gặp của molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tăng men gan...

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc.

Người bệnh không tự ý mua, sử dụng thuốc molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.

Lưu ý chung khi dùng thuốc

Đảm bảo các khuyến nghị về liều lượng và khoảng cách dùng thuốc

Đảm bảo thuốc không tương tác bất lợi với thuốc mà người bệnh đang sử dụng để điều trị một tình trạng sức khỏe nào đó hoặc với bệnh đang mắc

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra, thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp…

Một số lưu ý khác

Nghỉ ngơi nhiều: Trong khi cơ thể đang ‘chiến đấu’ với virus, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi. Điều này giúp cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, giúp nhanh lành bệnh.

Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Sốt thường đi kèm với tăng tiết mồ hôi và uống nhiều nước có thể giúp bổ sung lượng nước mà cơ thể bị mất đi (ngăn ngừa tình trạng mất nước).

Một số người bệnh bị tiêu chảy, sốt cao nên bổ sung nước bằng dung dịch oresol để cung cấp điện giải cho cơ thể. Cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không pha đặc quá hoặc loãng quá (đều không có lợi cho cơ thể).

Tăng cường dinh dưỡng: Khi cơ thể chiến đấu với bệnh tật thì dinh dưỡng lại càng quan trọng. Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường ăn trái cây và rau xanh…

Bổ sung vitamin C hơn trong chế độ ăn uống với các loại trái cây như cam, bưởi và quýt, đu đủ, dâu tây, cà chua, ổi… để cung cấp vitamin, chất chống ô xy hóa, giúp tăng cường miễn dịch.

Nếu chán ăn có thể ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, chia làm nhiều bữa.

Cố gắng đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và vận động phù hợp.

Phòng tránh lây nhiễm COVID-19 trong gia đình

Do COVID-19 chủ yếu lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, điều quan trọng là không chỉ cách ly ở nhà mà còn phải cách ly bản thân càng nhiều càng tốt với những người khác trong nhà.

Tránh tiếp xúc với các thành viên trong gia đình bạn, bao gồm cả vật nuôi

Không chế biến thức ăn cho người khác

Tránh chia sẻ không gian chung và vật dụng cá nhân

Đeo khẩu trang khi ở gần người khác và rửa tay trước và sau bất kỳ tương tác nào

Ở trong phòng ngủ riêng và sử dụng phòng tắm riêng, nếu có thể...

Đọc thêm

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí khám chữa bệnh

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí khám chữa bệnh
(PLVN) - Độ bao phủ BHYT đạt trên 93% dân số; quyền lợi người tham gia BHYT liên tục được mở rộng; trên 174 triệu lượt KCB BHYT với chi phí được quỹ BHYT thanh toán lên tới trên 120.000 tỷ đồng/năm, quỹ BHYT đã trở thành nguồn lực tài chính chủ yếu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân...

Một phụ nữ suýt chết sau hút mỡ bụng ở TP HCM

Một phụ nữ suýt chết sau hút mỡ bụng ở TP HCM
(PLVN) -  Sáng 3/7, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa nhận được thông tin về một trường hợp bị sự cố y khoa sau phẫu thuật hút mỡ, tạo hình thành bụng tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn (666 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, TP HCM).

Kịp thời cứu sống cụ bà, bác sĩ khuyến cáo những biểu hiện nhà có người già cần lưu ý

Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân N.T.D. 76 tuổi.
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Bắc Thăng Long mới kịp thời phẫu thuật lấy khối máu tụ mạn tính dưới màng cứng trong não cho một bệnh nhân 76 tuổi. Từ trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo, khi người già đau đầu kéo dài, yếu tay chân hoặc có chấn thương vùng đầu dù nhẹ vẫn cần được đưa đến bệnh viện có chuyên khoa...

Đang làm rõ thông tin vụ làm đẹp hết hơn nửa tỷ đồng

Thanh tra sở Y tế và Công an TP Vinh đang kiểm tra các hoạt động tại cơ sở thẩm mỹ Mayo Clinic.
(PLVN) - Thanh tra ngành Y tế Nghệ An và cơ quan công an đang tiến hành kiểm tra để làm rõ những thông tin xung quanh vụ việc gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua ở Nghệ An khi một phụ nữ ngất xỉu khi đến làm đẹp tại Viện thẩm mỹ Mayo Clinic  chi nhánh Nghệ An, trong khi hóa đơn hết hơn nửa tỷ đồng.

Lo ngại tình trạng gia tăng cơ sở hành nghề y trái phép

Người dân cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, được cấp phép khi có nhu cầu khám, chữa bệnh để tránh các nguy cơ về sức khỏe, tính mạng. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)
(PLVN) -  Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã tồn tại một thực trạng đáng lo ngại, đó là hoạt động của nhiều cơ sở y tế “chui”, không có giấy phép hành nghề hợp pháp, không tuân thủ các quy định về y tế và an toàn, dẫn đến nguy cơ cao cho sức khỏe cộng đồng.

“Bệnh người lớn” tấn công trẻ em

Ghi nhận nhiều trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1. (Ảnh minh họa - Nguồn: BVCC)
(PLVN) - Là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đái tháo đường trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, đái tháo đường tuýp 1 đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

Chung tay vì mục tiêu BHYT toàn dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 15 năm ngày BHYT Việt Nam.
(PLVN) - Với chủ đề “Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”, ngày BHYT Việt Nam năm 2024 là dịp cao điểm truyền thông nhằm gia tăng nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT. Từ đó, ngày càng thu hút người dân tham gia BHYT, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân.

Bà nội hiến thận cứu cháu gái

TS.BS Đặng Ánh Dương – Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đang thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Nhiều lần chứng kiến cháu thoi thóp trên giường bệnh, không thể đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa, bà nội quyết định hiến một bên thận cứu cháu.