“Lương phải đi liền với rổ hàng hóa để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động!”

 Cuối tuần qua, dự án Luật Công đoàn và Bộ luật lao động (sửa đổi) cùng lúc được trình ra Quốc hội. Một trong vấn đề mà dư luận quan tâm nhất lần này là các sửa đổi liên quan đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là tiền lương. Lương thấp, đời sống khó khăn, cộng thêm những o bế của chủ sử dụng lao động đã dẫn đến nhiều cuộc đình công trái phép thời gian qua. Bên hành lang Quốc hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt nam Đặng Ngọc Tùng đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Cuối tuần qua, dự án Luật Công đoàn và Bộ luật lao động (sửa đổi) cùng lúc được trình ra Quốc hội. Một trong vấn đề mà dư luận quan tâm nhất lần này là các sửa đổi liên quan đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là tiền lương. Lương thấp, đời sống khó khăn, cộng thêm những o bế của chủ sử dụng lao động đã dẫn đến nhiều cuộc đình công trái phép thời gian qua. Bên hành lang Quốc hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt nam Đặng Ngọc Tùng đã có cuộc trao đổi với báo chí.

 

Công đoàn ở đâu trong các cuộc đình công?

Thưa ông, các cuộc đình công bất hợp pháp đều có nguyên nhân từ vấn đề lương thấp?

- Đình công phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có tiền lương tối thiểu thấp, không đáp ứng được cuộc sống của người lao động. Dự án Luật Công đoàn lần này, người lao động và tổ chức công đoàn kiến nghị doanh nghiệp sử dụng lao động phải nâng lương, bữa ăn của người lao động được cải thiện. Cố gắng làm sao khi sửa cả 2 luật (Công đoàn và Bộ luật Lao động) thực sự đồng bộ, bảo đảm quyền lợi cho người lao động hạn chế tối thiểu tranh chấp xảy ra.

Nhưng cơ chế hiện nay không coi đình công là vũ khí của người lao động, không tạo điều kiện cho người lao động đình công hợp pháp?

- Chỗ đó phải sửa. Trước đây những điều kiện để tổ chức đình công được là quá chặt chẽ và khó khăn, ví dụ như không thể có tổ chức nào lấy ý kiến hết người lao động, nếu làm đúng thủ tục thì cũng phải mất 27 ngày. Ban soạn thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) cũng thấy vấn đề này, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng thấy nhưng thay đổi một cách toàn diện thì khó, phải gỡ dần từng bước. Trước mắt, tổ chức công đoàn cố gắng xây dựng tổ chức mình thật vững mạnh để thực sự nói được tiếng nói của người lao động, có như vậy tranh chấp và đình công mới được hạn chế .

Thực tế đã xảy ra nhiều cuộc đình công mà không hề thấy bóng dáng của tổ chức công đoàn hoặc do công đoàn lãnh đạo, ông có cho rằng tổ chức công đoàn đã không làm tốt vai trò của mình?

- Trong quá trình có tranh chấp, nếu tổ chức công đoàn tham gia được từ đầu thì rất tốt, nhưng như vậy thì đã không xảy ra đình công. Công đoàn kiến nghị tăng cường đối thoại giữa người sử dụng lao động và người  lao động mà đại diện là tổ chức công đoàn. Tăng cường đối thoại là thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở mới hạn chế được đình công

Thực tế hiện nay, các tổ công tác trung gian (trong đó có công đoàn) đã giải quyết nhiều vụ, chứ hòa giải viên trọng tài nhiều khi không giải quyết được. Hiệu quả hoạt động của tổ này rất thiết thực, họ sẽ tìm ra điểm chung giữa chủ sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên chỉ chỗ nào có tranh chấp tổ này mới xuất hiện.

Vấn đề là ở chỗ thời gian vừa rồi do giá cả tăng cao, bữa ăn người lao động không bảo đảm. Tôi xuống tận nơi nghe chủ dử dụng lao động nói cơm công nhân 10.000, 12.000 đồng/bữa nhưng thực tế là không đến dù chủ doanh nghiệp vẫn nói người lao động  là vốn quý, phải được xem trọng. Nhưng khi đề nghị tăng tiền lên để cải thiện bữa ăn của người lao động nhưng chủ doanh nghiệp chỉ hứa sẽ nghiên cứu. Nghiên cứu nhưng họ có làm đâu.

Giá lên thì lương phải lên

Tinh thần luật mới đặt ra tiền lương tối thiểu theo vùng, ông có cho rằng quy định này rất dễ bị người sử dụng lao động lợi dụng?

- Hiện nay, giữa Ban soạn thảo 2 dự án luật có khác nhau, BLLĐ đưa ra tiêu trí, người sử dụng lao động tự xây dựng thang bảng lương mà không qua phê duyệt, xem đã phù hợp chưa. Còn Luật Công đoàn thì đề nghị sau khi xây dụng thang bảng lương phải báo cáo cơ quan quản lý lao động địa phương để xem đã phù hợp luật pháp chưa. Nếu không có kiểm tra, giám sát thì sẽ không bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Tiền lương của người lao động hiện nay không đủ sống, nhưng quy định chỉ cần 4 triệu đồng trở lên đã phải nộp thuế, vấn đề này đã giải quyết trong BLLĐ chưa?

- Với tinh thần sửa lần này thì chưa giải quyết được rốt ráo. BLLĐ chỉ nói tiến tới xây dựng thang bảng lương tối thiểu, nhưng thực tế thế nào phải làm từng bước thôi...

Ông có nói cách tính tiền lương cũng như mức thu nhập để đánh thuế thu nhập cá nhân cần phải tính đến chỉ số tăng giá tiêu dùng?

- Đồng tiền ở Việt Nam luôn bị mất giá nên quy định về tiền lương hay thu nhập chịu thuế dựa vào 1 số cố định thì chỉ từ 1 đến 2 năm thôi là sẽ lạc hậu. Vì thế công đoàn đã kiến nghị xây dựng thang bản lương phải đi liền với rổ hàng hóa, mà rổ hàng hóa này đảm bảo cuộc sống của người lao động. Tức là lương tối thiểu thì phải gắn liền với nhu cầu tối thiểu của người lao động, giá lên thì lương phải lên theo.

Vấn đề lương, Chính phủ biết là có bất cập nhưng việc tính lương còn ràng buộc nhiều yếu tố, phải cân nhắc vì nếu nâng mức lương cho người lao động đến mức nào đó thì cũng phải xem doanh nghiệp có chịu nổi hay không.

Khi làm Luật Thuế thu nhập cá nhân thì bên công đoàn cũng kiến nghị phải dựa vào lương tối thiểu chứ không nên ấn định con số cố định, nhưng cũng đâu có được tiếp thu.Nhưng thấy cần phải kiến nghị thì chúng tôi vẫn kiến nghị.

Xin cảm ơn ông!

* Bộ trưởng Bộ Lao động Thương bình xã hội Phạm Thị Hải Chuyền:

"Hạn chế đình công cần có nhiều giải pháp đồng bộ"

Tranh chấp lao động, trong đó có đình công là vấn đề có tính chất kinh tế - xã hội và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân cơ bản là việc xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật; ý thức tuân thủ pháp luật của cả người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế; chính sách về tiền lương; đặc biệt là việc thiếu đại diện của tập thể lao động để thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động, những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở nhưng chưa trở thành người đại diện đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động... Do đó, để hạn chế tranh chấp lao động và đình công cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

Tranh chấp lao động và đình công thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, việc sửa đổi BLLĐ lần này  cần phải sửa tổng thể như về hợp đồng lao động, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, công đoàn, đại diện tập thể lao động … đến cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. Đặc biệt, Dự án luật cũng đã tính đến việc phòng ngừa, hạn chế tranh chấp xảy ra.

* Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai:

“Tiền lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ nhóm lao động yếu thế”

Tiền lương là vấn đề cơ bản nhất có tính chất quyết định trong các quy định về tiêu chuẩn lao động, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mỗi người lao động và gia đình họ, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình tranh chấp lao động, đình công đang diễn ra phức tạp hiện nay.

Riêng vấn đề tiền lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ nhóm lao động yếu thế, về bản chất là mức sống tối thiểu và là căn cứ giới hạn tối thiểu cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, đặc biệt đối với một số ngành, nghề lao động giản đơn. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, với tỷ lệ lao động phổ thông còn khá lớn, cần thiết phải quy định mức lương tối thiểu vùng, nhưng trong tương lai khi nhóm lao động có tay nghề tăng lên nên hướng đến việc chỉ công bố mức lương tối thiểu đối với nhóm ngành, nghề mà người lao động có khả năng rơi vào tình trạng yếu thế, hạn chế tối đa việc người sử dụng lao động lợi dụng lương tối thiểu như là lương tham chiếu để chi trả tiền lương không hợp lý.

* Hầu hết các cuộc đình công là tự phát

Thẩm tra dự án Luật công đoàn (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật cho biết: nhiều ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật về quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc “Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc lại quy định này cho phù hợp. Bởi vì, thực tế cho thấy, từ trước đến nay chưa có một cuộc đình công nào do công đoàn tổ chức và lãnh đạo; hầu hết các cuộc đình công trong nhiều năm qua là tự phát. Vì vậy, đề nghị làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, do người lao động chưa tin tưởng công đoàn hay do tổ chức công đoàn chưa được tạo đủ điều kiện để làm tròn trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động hay do quy định của pháp luật còn bất cập.

Thu Hằng (thực hiện) 

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.