Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga khởi hành đến Kazakhstan

Máy bay vận tải Ilyushin Il-76 tại sân bay Chkalovsky bên ngoài thủ đô Moscow chở quân gìn giữ hòa bình của Nga đi Kazakhstan. Ảnh: Sputnik
Máy bay vận tải Ilyushin Il-76 tại sân bay Chkalovsky bên ngoài thủ đô Moscow chở quân gìn giữ hòa bình của Nga đi Kazakhstan. Ảnh: Sputnik
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiếc máy bay đầu tiên chở quân gìn giữ hòa bình của Nga đã cất cánh đi Kazakhstan vào sáng nay theo yêu cầu của quốc gia Trung Á đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình bạo lực do giá nhiên liệu tăng mạnh ngay đầu năm mới.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), vào cuối ngày thứ Tư. Đề nghị giúp đỡ của ông Tokayev diễn ra sau một ngày bất ổn ở thành phố lớn nhất của đất nước, Almaty và các nơi khác, mà theo ông Tokayev, là đã bị xúi giục bởi "những kẻ khủng bố quốc tế" đang tìm cách phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Kyrgyzstan.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Chủ tịch CSTO, thông báo rằng khối đã chấp thuận việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan “trong một khoảng thời gian có hạn để ổn định và bình thường hóa tình hình”. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về hoạt động vẫn chưa được tiết lộ.

“Để đáp lại lời kêu gọi của [Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev] và xem xét mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chủ quyền của Kazakhstan, cùng với sự can thiệp của bên ngoài, Hội đồng An ninh Tập thể CSTO đã quyết định cử Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Tập thể tới Cộng hòa Kazakhstan theo Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể ”, Thủ tướng Armenia Pashinyan cho biết trong một tuyên bố trên Facebook.

CSTO vẫn chưa công bố phạm vi và chi tiết của việc triển khai, nhưng ông Pashinyan cho biết quân đội sẽ ở lại Kazakhstan “trong một khoảng thời gian giới hạn để ổn định và bình thường hóa tình hình”.

Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Kazakhstan yêu cầu các đồng minh giúp đỡ trong bối cảnh bất ổn bạo lực đang bao trùm khắp đất nước, tuyên bố rằng "những kẻ khủng bố" đang chiếm đoạt các cơ sở chiến lược trên khắp đất nước.

Các cuộc biểu tình bắt đầu trên khắp Kazakhstan trong những ngày đầu tiên của năm 2022, để phản ứng với việc giá khí hóa lỏng mà chính phủ đang trợ cấp tăng gấp hai lần cho đến gần đây. Ban đầu, các cuộc biểu tình hòa bình nhanh chóng trở thành bạo lực, với Almaty trở thành tâm điểm của tình trạng bất ổn.

Mặc dù Tổng thống Tokayev đồng ý tạm thời khôi phục chính sách và đáp ứng các yêu cầu khác của người biểu tình, nhưng các cuộc biểu tình chỉ ngày càng dữ dội hơn, bùng phát thành bạo loạn khắp cả nước, với một số người biểu tình được cho là đã cướp phá các cơ sở quân sự và tấn công lực lượng an ninh.

Đám đông giận dữ tràn ngập các tòa nhà chính phủ và sân bay ở thành phố 2 triệu dân hôm thứ Tư, cũng cướp phá các cửa hàng và ngân hàng. Các đồn cảnh sát đã được nhắm mục tiêu trên khắp Almaty trong đêm khi "hàng chục kẻ tấn công đã bị loại bỏ." Quân đội Kazakhstan cũng đã được triển khai trong thành phố và nổ ra cuộc đấu súng với những kẻ bạo loạn.

Cảnh sát chống bạo động chuẩn bị chặn người biểu tình ở trung tâm Almaty, Kazakhstan, ngày 5/1/2022. Ảnh: AP

Cảnh sát chống bạo động chuẩn bị chặn người biểu tình ở trung tâm Almaty, Kazakhstan, ngày 5/1/2022. Ảnh: AP

Đám đông biểu tình hòa bình ở Almaty trước khi lạc lực xảy ra vào ngày 4/1/2022. Ảnh: AFP

Đám đông biểu tình hòa bình ở Almaty trước khi lạc lực xảy ra vào ngày 4/1/2022. Ảnh: AFP

Thành phố lớn nhất của Kazakhstan, Almaty, bị đám đông biểu tình tàn phá nặng nề nhất, với các cửa hàng và máy ATM bị đập phá, cướp bóc, dinh tổng thống cũ của đất nước chìm trong biển lửa. Tình trạng bất ổn tương tự cũng từ đó lan sang các thị trấn và thành phố khác trên khắp đất nước.

Tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đã được ban bố vào thứ Tư nhằm nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng, cấp cho chính phủ một số quyền hạn được mở rộng, bao gồm khả năng đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn và các án tù dài hơn cho những kẻ vi phạm pháp luật. Mặc dù lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO hiện đã được thiết lập để triển khai cùng với cảnh sát và binh lính địa phương, tình hình vẫn còn biến động khi các cuộc biểu tình không có dấu hiệu suy yếu.

Lính dù Nga lên máy bay vận tải Ilyushin Il-76 tại sân bay Chkalovsky bên ngoài thủ đô Moscow khởi hành đi Kazakhstan sáng 6/1/2022 đã được kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đăng tải trực tuyến.

CSTO là hiệp ước an ninh giữa sáu quốc gia thuộc Liên Xô cũ: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, Hiệp ước này chạy dọc theo đường lối tương tự như khối NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo. Azerbaijan là một thành viên ban đầu của tổ chức này khi được thành lập vào năm 1994, nhưng đã rút lui vào năm 1999. Kyrgyzstan đã tiến gần đến việc yêu cầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình vào năm 2010, trong các cuộc đụng độ giữa các dân tộc Kyrgyz và Uzbek của đất nước, nhưng trong dịp này, liên minh đã không đồng ý cung cấp hỗ trợ quân sự.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.