Loại vi khuẩn cực độc 'ăn mòn' cẳng chân người đàn ông

0:00 / 0:00
0:00
Bệnh nhân T. vào viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hoại tử da và mô mềm cẳng bàn chân phải ngày càng tăng. Tổn thương có xu hướng lan lên vùng đùi, vùng thành bụng phải.

Các bác sĩ khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Đ.C.T. bị sốc nhiễm trùng – viêm mô bào đùi cẳng bàn chân phải do nhiễm vi khuẩn Aeromonas.

Bệnh nhân vào khoa thời điểm ngày thứ 5 sau khi bị vết thương bàn chân phải với các triệu chứng sốt cao, cẳng bàn chân phải nề đỏ, nổi phỏng nước. Khi vào khoa điều trị tích cực, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hoại tử da và mô mềm cẳng bàn chân phải ngày càng tăng; tổn thương có xu hướng lan lên vùng đùi, vùng thành bụng phải.

Sau khi nhập viện, làm các xét nghiệm, bệnh nhân T. đã được các bác sĩ trong khoa hội chẩn với chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng – viêm mô bào đùi cẳng bàn chân phải do nhiễm Aeromonas. Quá trình điều trị, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, hồi sức tích cực, chuyển khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống mổ cấp cứu mở cân cẳng chân - bàn chân, cắt lọc tổ chức hoại tử, bơm rửa sạch.

Sau mổ ngày thứ nhất, các triệu chứng viêm vùng đùi, vùng hố chậu phải đã giảm, tổ chức đỡ nề đỏ, da bớt căng phồng và xuất hiện nếp nhăn trên da. Bệnh nhân tiếp tục điều trị bằng thay băng nhiễm khuẩn, cắt lọc hoại tử tại phòng tiểu phẫu. Ngày thứ 15 sau mổ, tổ chức hạt bắt đầu phát triển.

Tổn thương nặng nề ở cơ thể bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.

Sau hơn 1 tháng, bằng thay băng và cắt lọc tốt, tổ chức hạt phát triển tốt, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật vá da mỏng. Tổ chức da liền tốt, bệnh nhân được cho ra viện sau 1 tuần. Tiếp đó, vùng da vá liền hoàn toàn, bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng cẳng bàn chân phải.

Theo ThS.BS Hoàng Mạnh Hà - Phụ trách Khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, vi khuẩn Aeromonas hydrophila (AH) là loại trực khuẩn gram âm, có khả năng gây bệnh nặng. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ra lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho sức khỏe.

"Nếu một người nào đó uống phải nước bẩn có vi khuẩn Aeromonas hydrophila hay do ngoại độc tố của chúng tiết ra, sau khi qua đường ruột chúng có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng huyết và suy đa phủ tạng, thường dễ xảy ra ở nhóm người đang bị suy giảm miễn dịch .

Nếu bị nhiễm qua vết thương ngoài da, vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập vết thương gây viêm hoại tử da, cân cơ, cơ; gây nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng với nguy cơ tử vong cao" - BS. Hà cho biết.

Cũng theo chuyên gia, với nhiễm khuẩn Aeromonas hydrophila, thông thường sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây hoại tử diện rộng nếu chỉ điều trị kháng sinh thì không thể giải quyết hết vấn đề nhiễm khuẩn và hoại tử mô mềm. Do đó, các bác sĩ sử dụng phương pháp can thiệp tại chỗ, phẫu thuật cắt lọc hoại tử cho bệnh nhân.

Để chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân cần phải bác sĩ có chuyên môn về phần mềm và liền vết thương và có kinh nghiệm điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng nếu chỉ định không chính xác sẽ làm cho vùng hoại tử lan rộng và khó kiểm soát.

Phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra

- Người dân không nên hoặc hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn nhất là khi trên da bị vết thương, vết cắt, trầy xước, lở loét, mụn nhọt...

- Nếu da bị tổn thương, cần xử lý sạch các vết cắt, vết thương làm rách da, mụn nhọt và vết trầy xước... bằng xà phòng và nước sạch; làm sạch tổn thương, để khô ráo, băng che lại vết thương bằng băng khô, sạch cho đến khi lành.

- Vết thương sâu hoặc nghiêm trọng khác, cần đến cơ sở y tế để xử lý vết thương đúng quy định; trường hợp bị nhiễm nấm ở chân cũng phải được chăm sóc kỹ để tránh nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

- Vệ sinh môi trường nước sinh hoạt, không để nước bị nhiễm bẩn, nhiễm độc.

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập qua đường tiêu hóa.

- Cần sử dụng trang bị phòng hộ lao động phù hợp để bảo vệ với những người làm nghề thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nước.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ phải đến cơ sở y tế để được phát hiện sớm, nên cấy máu và thực hiện các xét nghiệm cần thiết xác định vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.