Loài cây lá dài khắc chế bệnh cao huyết áp?

Cây có những chiếc lá dài đến gần 1m chỉ mọc ở một số nơi vùng cao, lạnh ở tỉnh Lạng Sơn, co tên là đại mạch, có thể làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Sở hữu “bí mật” này, Hội trưởng Hội đông y xã Khuất Xá, ông Vi Văn Kiến (62 tuổi, ngụ thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) được người địa phương gọi tên vui là “ông lang thuốc mát”.

 

Cây có những chiếc lá dài đến gần 1m chỉ mọc ở một số nơi vùng cao, lạnh ở tỉnh Lạng Sơn, co tên là đại mạch, có thể làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Sở hữu “bí mật” này, Hội trưởng Hội đông y xã Khuất Xá, ông Vi Văn Kiến (62 tuổi, ngụ thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) được người địa phương gọi tên vui là “ông lang thuốc mát”.

Ông Kiến bên loài lá cây đại mạch
Ông Kiến bên cây đại mạch

Bắt bệnh cao huyết áp

Cậu bé Kiến sinh ra và lớn lên ở “vựa thuốc nam” vùng Đông Bắc. Địa hình đồi núi cao, khí hậu mát lạnh, cộng thêm hướng gió thổi từ vùng biển vào đã là vùng đất sản sinh ra những cây thuốc quý hiếm chỉ có Lạng Sơn. Ngày xưa chưa có trạm y tế, người dân chỉ lấy những cây thuốc nam để tự chữa bệnh. Sống trong môi trường đó nên ông đã đam mê những cây thuốc nam từ nhỏ. Ước mơ trở thành một người thầy thuốc chữa bệnh đã nhen nhóm trong lòng ông lúc nào không hay.
Hồi nhỏ Kiến thường đi theo bà hái thuốc. Bà nội Kiến là một vị lang y nổi tiếng về các loại thuốc mát ở đất Lộc Bình, nổi tiếng với các loại thuốc giảm nhiệt, thuốc mát, thanh nhiệt cơ thể, bổ máu... Cậu bé ham học hỏi, hầu hết tất cả những cây cỏ xung quanh ông cũng hỏi bà xem chúng có vị thuốc hay không. Trước khi mất, bà nội đã truyền lại cho Kiến biết bài thuốc bí truyền chữa bệnh cao huyết áp. 
Kiến tiếp tục theo đuổi đam mê về nghề thuốc. Biết niềm đam mê của con, gia đình đã cho Kiến đi học ở trường trung cấp y tế tỉnh Lạng Sơn. Hơn hai năm sau, học viên khóa đó được huy động lực lượng cho đội thủy lợi của tỉnh. Kiến cùng với các học viên khác “bất đắc dĩ” trở thành công nhân thủy lợi. Sau 3 năm làm công việc đó, Kiến trở về quê rồi lại theo học ngành tài chính ở tỉnh.
Kết thúc khóa học, Kiến được được điều động về phòng tài chính huyện Lộc Bình làm hơn 4 năm. Đã làm rất nhiều công việc khác nữa, nhưng bất cứ lúc nào ông vẫn luôn nghiên cứu về y học, tìm hiểu về những cây thuốc nam, tích lũy thêm kinh nghiệm chữa bệnh. Khi đã về già, ông mới dám tự nhận mình là thầy thuốc nam, tham gia Hội đông y xã và được bầu làm Hội trưởng. Ông vốn rất nổi tiếng với các bài thuốc mát chữa bệnh và đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Những kiến thức mà ông học được từ trong trường trung cấp y tế tỉnh, cộng thêm mấy chục năm trời đam mê học hỏi, tích lũy kiến thức về bệnh cao huyết áp đã giúp ông đã có được sự am hiểu khá sâu sắc về bệnh này.
Theo ông Kiến, tác nhân gây bệnh cao huyết áp chủ yếu là do áp lực công việc, người làm việc trong tình trạng căng thẳng, kéo dài liên tục trong thời gian dài. Cũng có nguyên nhân đến từ tình trạng béo phì, thói quen hút thuốc lá, cơ thể lười vận động, người dùng nhiều muối ăn, uống nhiều rượu, thuốc tránh thai, thuốc kích thích, thuốc giảm cân…
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên còn có những nguyên nhân gián tiếp xuất hiện ở những đối tượng có những mầm bệnh sẵn như: Bệnh thận mãn, u, động mạch chủ hẹp bẩm sinh, bệnh của các tuyến giáp, người bị bệnh đái tháo đường… Với những loại bệnh này, chỉ cần chữa khỏi căn nguyên những căn bệnh “mầm mống” ấy, ắt sẽ khỏi bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh cao huyết áp thường có những biểu hiện khi tăng huyết áp như trong người có cảm giác uể oải, nhức đầu trước trán hay sau gáy (thường vào buổi sáng), cảm giác chóng mặt, đi đứng không vững, đầu có cảm giác nặng, cảm giác bị nén nặng ở ngực và hơi khó thở, chân tay tê liệt vài giây đến vài phút, chảy máu cam nhiều lần…
Khi căn bệnh cao huyết áp không được chữa khỏi hoàn toàn thì rất hay có những cơn tăng huyết áp, ảnh hưởng đến di chứng về thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật. Nếu không có thuốc “hãm” cơn kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim. Cơn tăng huyết áp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, đau tim, đột quỵ và tử vong.
Vị thuốc cực mát chỉ có ở vùng lạnh
Ông Kiến cho rằng cây đại mạch có thể chữa khỏi bệnh cao huyết áp. Loại cây này chỉ mọc ở nơi khí hậu lạnh. Địa hình và khí hậu phức tạp của Lạng Sơn đã sản sinh ra những loài thảo mộc có chất điều hòa thân nhiệt để có thể chống chịu được sự khắc nghiệt của môi trường. Riêng cây đại mạch chỉ sống ở nơi cực lạnh. Đây là cây thân gỗ cao khoảng 10 – 15 m, lá dài hàng mét (trung bình từ 30 - 70 cm), dẹt, bản rộng khoảng 5 - 7cm. Lá của loại cây này chính là “bí quyết” chữa được bệnh cao huyết áp.
Ông Kiến cho biết bài thuốc của mình được chế biến như sau: Hái lá tươi về rửa sạch, phơi khô, thái thành từng miếng rộng khoảng 2 cm. Người bị bệnh sẽ sắc thuốc theo quy trình bốc một nắm đầy cho vào ấm, đung sôi trong khoảng 20 phút rồi bắc xuống để nguội. Trung bình nắm lá đun với một lít nước, uống hết nước lại chế thêm nước vào đun tiếp, đun uống liên tục trong ba ngày mới thay ấm thuốc khác. Theo ông Kiến, đây là loại cây thuốc cực mát, có những chất bổ cho máu, không có vị, màu xanh trắng, uống vào sẽ điều hòa cơ thể và những cơn tăng huyết áp sẽ bị khắc chế.
Theo thầy lang này, với sự tiến bộ của y tế, bây giờ bệnh cao huyết áp đã có thuốc trị dứt cơn tăng huyết áp, nhưng có thể sau một thời gian lại tái phát, người bị bệnh cao huyết áp sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời… Nhưng với bài thuốc nam từ loại lá cây “khổng lồ” nêu trên, bệnh này có thể trị dứt hoàn toàn tùy theo cơ địa mỗi người. Được biết mỗi thang thuốc ông lấy của người bệnh số tiền 40 ngàn đồng là công lấy thuốc.
Bài thuốc chữa cao huyết áp của ông Kiến đã được đưa vào báo cáo của Hội đông y huyện Lộc Bình. Phòng y tế huyện Lộc Bình đã đề nghị ông Kiến thống kê lại những ca bệnh mà mình đã chữa khỏi, nếu như con số ấy có khoảng 300 người thì có thể sẽ cấp chứng chỉ hành nghề. Bà Hoàng Thị Bày, Hội trưởng Hội đông y huyện Lộc Bình xác nhận thông tin: “Ông Kiến có thể chữa được dứt cơn tăng huyết áp từ lá cây đại mạch. Tôi không dám chắc ông ấy có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này hay không mà hiện đang kiểm định về bài thuốc theo phác đồ điều trị cụ thể”. 

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là những cơn tăng huyết áp của bệnh cao huyết áp. Huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng khi tăng đến mức gây nguy hại cho cơ thể mà ở mức này việc chữa trị có lợi hơn là hại thì gọi là tăng huyết áp.

Tất cả sách giáo khoa và các hướng điều trị tăng huyết áp trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên, là khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) Huyết áp tối đa >/= (đọc là lớn hơn hoặc bằng) 140 mm Hg và (2) huyết áp tối thiểu  >/= 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mm Hg sau nhiều lần đo thì gọi là tăng huyết áp.

Một cách đầy đủ, tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: (1) Huyết áp đo tại cơ sở y tế >/= 140/90 mm Hg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ >/= 135/85 mm Hg hoặc (2) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

(Theo ykhoa.net) 

Hoàng Thế Tào

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.