Liên Hợp quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19

(PLVN) -  Chiều 12/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng ông Kamal Malhotra đã có một nhiệm kỳ thành công, góp phần thúc đẩy hoạt động của Việt Nam trong Liên Hợp quốc (LHQ) cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ. Trong đó, Việt Nam đã có hai nhiệm kỳ đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (2008-2009 và 2020-2021).

Chủ tịch Quốc hội và Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội và Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam.

Cùng với đó, Việt Nam cũng được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là quốc gia có trách nhiệm trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn LHQ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19, nhất là hỗ trợ tiếp cận vaccine thông qua cơ chế COVAX. Nhấn mạnh quan điểm bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng trên phạm vi toàn cầu, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận các nguồn cung cấp vaccine trên thế giới và thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở trong nước để tiêm chủng cho người dân.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn LHQ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn LHQ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19.

Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, trao thêm quyền cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong việc quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 nhằm mục tiêu cao nhất là kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn LHQ đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả, thiết thực hỗ trợ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam. Hiện Quốc hội Việt Nam đang xây dựng các đề án nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và dự kiến sẽ khởi động lại Diễn đàn Kinh tế thường niên để cung cấp thêm nguồn thông tin cho Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách kinh tế, tài chính, ngân sách thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội đề nghị LHQ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, kết nối nguồn lực để thực hiện các đề án cũng như tổ chức diễn đàn này.

Ông Kamal Malhotra tin tưởng mối quan hệ giữa LHQ và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai.

Ông Kamal Malhotra tin tưởng mối quan hệ giữa LHQ và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai.

Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Kamal Malhotra bày tỏ tự hào và may mắn được tham gia hỗ trợ Việt Nam ở nhiều vai trò khác nhau trong suốt 32 năm qua. Nhấn mạnh vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên toàn cầu ngày càng được nâng lên, ông Kamal Malhotra cũng đánh giá mối quan hệ giữa LHQ và Việt Nam rất đặc biệt và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.

Nhất trí với nhận định của Chủ tịch Quốc hội về hợp tác giữa LHQ và Quốc hội Việt Nam, ông Kamal Malhotra bày tỏ đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam xem xét khởi động lại Diễn đàn kinh tế thường niên và cho biết, trong định hướng hợp tác thời gian tới, LHQ sẽ tăng cường các cơ chế, dự án hỗ trợ Việt Nam và Quốc hội Việt Nam. Hiện nay, LHQ đã xây dựng xong khung khổ hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2026. Hy vọng, khung khổ này sẽ sớm được hai bên thống nhất để triển khai thực hiện.

Nhân dịp này, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã luôn hỗ trợ ông trong thời gian công tác tại Việt Nam. Ông tin tưởng mối quan hệ giữa LHQ và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai và khẳng định, sẽ luôn ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động hợp tác với Việt Nam.

Pháp sẽ hỗ trợ vaccine cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX

Điều phối viên thường trú Kamal Malhotra cũng cho biết, vừa qua, LHQ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19, trong đó ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 thông qua cơ chế COVAX. Mới đây, Pháp đã quyết định hỗ trợ vaccine cho Việt Nam thông qua cơ chế này.

“Không có biện pháp đơn lẻ nào giúp chống lại đại dịch COVID-19 hữu hiệu bằng việc triển khai tiêm chủng vaccine trên diện rộng. Với số lượng liều vaccine hiện nay, Việt Nam có thể tăng tốc tiêm chủng, trong đó, cần ưu tiên tiêm mũi một để càng nhiều người được tiêm càng tốt”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Đọc thêm

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.