Lèn Hà vọng mãi khúc tráng ca bất diệt

Cửa chính Lèn Hà nay được xây dựng thành khu vực tưởng niệm và khói hương cho các liệt sĩ Trạm Cơ vụ A69.
Cửa chính Lèn Hà nay được xây dựng thành khu vực tưởng niệm và khói hương cho các liệt sĩ Trạm Cơ vụ A69.
(PLO) -44 năm, dấu vết đạn bom cày xới đại ngàn Trường Sơn miền Tây Quảng Bình đã mờ phai bởi những mùa sinh sôi, đâm chồi, nở hoa. Nhưng huyền thoại về sự hy sinh quả cảm của 13 chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 – Lèn Hà mãi là khúc tráng ca bất diệt vang vọng mãi giữa núi rừng.
 

 

Hang Lèn Hà nằm sâu trong vùng núi đá thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Hang đá này nằm ở lưng chừng núi với chiều rộng tầm 400m2, cao 150m, thế hang hiểm trở dễ ngụy trang và có lối thoát phía hậu dẫn vào rừng già. Lèn Hà được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2009 và vào một ngày hè rực lửa (2/7/1972), 13 chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 - Đại đội 9, Trung đoàn 134 Binh chủng Thông tin đã ngã xuống nơi này.

Sử liệu oai hùng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ thần thánh của dân tộc, việc đáp ứng nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên chiến trường ác liệt và phức tạp được quân ta rất chú trọng. Từ năm 1967, do các tuyến dây trần ngày càng phát triển, nhất là vào phía Nam Quân khu IV, Cục Thông tin Liên lạc quyết định thành lập các trung đội và trạm cơ vụ để bảo vệ và khai thác 385,35km đường dây từ Nghệ An đến cao điểm 316 Vĩnh Linh.

Năm 1968, thất bại trên cả hai miền Nam - Bắc nước ta, nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân ở miền Nam, Mỹ - ngụy dồn sức đánh phá hòng chặt đứt “cán xoong”, “cuống họng” tuyến chi viện chiến lược mà trọng điểm là địa bàn Quảng Bình.

Bởi địa thế độc đáo nên Lèn Hà được Trạm Cơ vụ A69 sửa sang lại làm nơi đóng quân, cất trữ trang thiết bị, máy móc điện đàm và luôn có 700km đường dây điện đàm bọc dã chiến để sẵn sàng thay thế đường dây trần dọc trục tuyến Bắc – Nam khi bom đạn đánh phá. Ngoài ra, hang đá này còn là nơi dự trữ vũ khí, lương thực, quân trang quân dụng để sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt...

Hình ảnh tái hiện lại cuộc chiến đấu của nữ chiến sĩ thông tin liên lạc ở Lèn Hà trong chương trình nghệ thuật “Alo, đây là A69”.
Hình ảnh tái hiện lại cuộc chiến đấu của nữ chiến sĩ thông tin liên lạc ở Lèn Hà  trong chương trình nghệ thuật “Alo, đây là A69”.

Theo sử liệu còn nhắc nhớ, Trạm Cơ vụ A69 có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo thông tin liên lạc trên trục Bắc - Nam của quân ta từ Hà Nội đến đường 9 - Nam Lào của Cụm kho Binh trạm 25 (thuộc Đoàn 559 ở Thanh Lạng, huyện Tuyên Hóa); Binh trạm 12 ở Cổng Trời, huyện Minh Hóa; Sư đoàn Phòng không 367 làm nhiệm vụ bảo vệ các trọng điểm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch từ Hương Khê (Hà Tĩnh) đến Tân Ấp (Quảng Bình); Viện 4 - Quân khu 4; Đồn Biên phòng Cha Lo làm nhiệm vụ tiễu phỉ, bảo vệ cửa khẩu biên giới Việt - Lào) và căn cứ Hải quân ở Ba Đồn làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển.

Các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã vượt lên tất cả những hiểm nguy của bom đạn quân thù, sự khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống giữa rừng thiêng nước độc. Là hậu phương trực tiếp của chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972, Quảng Bình trở thành hướng phòng ngự chiến lược chủ yếu của địch chống trả lại cuộc tiến công của quân ta trên chiến trường.

Vì vậy, kẻ địch đã sử dụng lực lượng lớn đánh vào Quảng Bình trước, ồ ạt với mức độ rất ác liệt. Những chiến sĩ A69 với niềm tin sắt son vào ngày đất nước vẹn tròn thống nhất vẫn kiên cường, hiên ngang trước bom đạn quân thù bám máy, bám dây và hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn 132, với lực lượng thông tin của các quân chủng, binh chủng, quân đoàn tạo nên một mạng lưới thông tin thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến.

Đặc biệt nhất là đảm bảo thông tin thông suốt từ trung tâm chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị tác chiến để góp công không nhỏ vào thắng lợi to lớn của chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972.

Mãi mãi tuổi đôi mươi

Ngày ấy, cán bộ, chiến sĩ thuộc Trạm Cơ vụ A69 chủ yếu là những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ từ miền Bắc xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng. Có những cô gái chưa đầy 16 tuổi hồn nhiên sáng trong như những bông hoa rừng đại ngàn, đêm đêm trong ánh đèn dầu leo lét, nắn nót viết những bức tâm thư, trang nhật ký đầy bỡ ngỡ kể về những con vắt rừng, con rắn, chú ong nâu… của hoang vu đại ngàn và những chiến công trong chiến đấu.

Buổi chiều định mệnh 2/7/1972, sau bữa cơm trưa dã chiến ăn vội giữa rừng già, 3 chị em chiến sĩ lên hang để vào ca trực gác máy. Những cán bộ, chiến sĩ khác nán lại để họp bàn phương án tác chiến và giao nhận công tác thì cả bầu trời tối sầm lại.

Tiếng máy bay B52 rần rần gầm rú ập tới vang cả một vùng rừng đại ngàn, hàng chục quả bom đồng loạt dội xuống khu vực Lèn Hà. Ngôi nhà mới xây được 21 ngày bị bom dội xuống nhấn chìm. vùi lấp. Chỉ vỏn vẹn trong 5 phút oanh tạc của B52 quân thù, rất nhiều chiến sĩ cơ vụ bị thương, 13 chiến sĩ trẻ ngã xuống sau làn bom ác nghiệt.

Các đồng đội của họ nén đau tiếp tục bám bàn máy, bộ đàm, nối lại đường dây, khắc phục sự cố trên tuyến. Chỉ 1 giờ sau, mạch thông tin liên lạc giữa trung tâm chỉ huy và các đơn vị trên chiến trường đã được nối lại thông suốt.

Di vật của các chiến sĩ thông tin liên lạc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Di tích lịch sử quốc gia hang Lèn Hà.
Di vật của các chiến sĩ thông tin liên lạc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Di tích lịch sử quốc gia hang Lèn Hà.

13 liệt sĩ ấy ngã xuống ở cái tuổi đôi mươi đẹp nhất đời. Họ anh dũng hy sinh, từng tảng đá, ngọn cây, góc hang, khoảng đồi như vẫn ghi tạc mãi bóng dáng của họ ở lại mãi với thời gian. Đất lạ Lèn Hàn từ đó trở thành mảnh quê hương nằm lại thứ 2 của họ.

Chúng tôi vào khu di tích này để đặt lên bàn tưởng niệm mấy nhành huệ trắng tinh khôi, dâng lên 13 bát nhang những nén tâm hương tỏ lòng ngưỡng vọng đối với 13 linh hồn bất diệt với thời gian.

Trong số 13 chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống ở Lèn Hà có 3 nam và 10 nữ. Trước khi ngã xuống bởi loạt bom B52, nữ chiến sĩ Vũ Thị Lan (SN 1950, quê ở Vũ Thư, Thái Bình) đã trình bày với thủ trưởng đơn vị và được đồng ý để sắp sửa về quê tổ chức đám cưới cùng chiến sĩ tên Hưng cùng quê và cùng chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn này.

Tình yêu đã chớm nở lâu bền và họ muốn đợi đến ngày đất nước thống nhất, 2 miền Bắc – Nam sum họp thì tổ chức lễ cưới như để mừng công. Nhưng vì 2 bên gia đình cũng như đơn vị khuyên nhủ, họ đã dự định tổ chức sớm hơn. Nhưng nào ngờ đâu, buổi chiều định mệnh ấy đã cướp đi vĩnh viễn một mối duyên tơ hồng, người con gái mộc mạc của quê lúa Thái Bình, người vợ hiền, dâu thảo mà 2 bên gia đình ngóng đợi suốt bao năm.

Nhận được tin người yêu hy sinh, anh Hưng đứt từng khúc ruột và xung phong trở lại Trạm Cơ vụ A69 – Lèn Hà để thay người yêu tiếp tục bám rừng, bám máy hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ tiếp theo.

Rồi chiến sĩ Trần Văn Xây (SN 1946, quê Thanh Ba, Phú Thọ) đón tin vui từ vợ sinh cậu con trai từ hôm trước thì hôm sau đã nằm lại trong hang đá lạnh. Nữ liệt sĩ Chu Thị Mạnh (SN 1956, quê ở TX Phú Thọ) mới 15 tuổi đã cứng đầu trèo lên ngọn cây dọa tự tử để được gia đình đồng ý cho vào A69.

Hẳn sẽ chẳng ai quên những người như chị Mạnh và cả chị Hoàng Thị Linh (cùng quê) cùng hy sinh ở tuổi chưa đầy 16 trăng tròn, khi còn ngồi trên vọng gác, tay cầm chắc điện đàm. Và đâu chỉ có những anh hùng như chị Lan, anh Xây, chị Mạnh, chị Linh? Còn hàng chục ngàn chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và nằm lại dưới đất thiêng đại ngàn Trường Sơn với một lòng quyết tâm tất cả vì miền Nam ruột thịt…

Những đóa hoa vô thường

Trên 269 bậc thang đá từ dưới chân đồi lên hang Lèn Hà, bà Đinh Thị Lại (67 tuổi, người cùng chồng là ông Đinh Xuân Tiệu nguyện coi sóc, khói hương trong khu di tích) bước thoăn thoắt nhanh hơn cả chúng tôi bởi đây là việc mỗi ngày của bà.

“Vợ chồng tôi ngày nào cũng vậy, phải lên quét lá, dâng hương khói, hoa quả, vệ sinh nơi ở cho các liệt sĩ. Thời chiến làm gì có bậc thang đá như bây giờ, các chiến sĩ phải đu làn theo dây và bám gốc cây rừng, luồn theo vách đá mới lên được” – bà Lại nói khi dẫn đường chúng tôi lên hang.

Di vật của các chiến sĩ thông tin liên lạc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Di tích lịch sử quốc gia hang Lèn Hà.
Di vật của các chiến sĩ thông tin liên lạc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Di tích lịch sử quốc gia hang Lèn Hà.

Theo bà Lại, ngày đất nước im tiếng súng bom, các cán bộ chiến sĩ trong trạm đều lần lượt rời Lèn Hà để trở về quê hương sinh sống. Trạm Cơ vụ A69 – Lèn Hà ngày ấy chỉ còn lại hang đá nằm lạnh lẽo giữa bạt ngàn núi rừng, thi thoảng lắm mới có vài người lai vãng ghé qua dâng hương.

Vợ chồng bà cũng rời quân ngũ trở về, gia cảnh nghèo khó lại đông con nên ông Tiệu và bà Lại quyết định tiếp tục lên khu vực gần Lèn Hà cất cái nhà tạm, xin đất để trồng rừng, sản xuất kinh tế… Nhiều đêm trong giấc mơ, bà Lại thấy các anh chị lại về báo mộng bảo rằng linh hồn họ ở giữa hang đá, núi rừng hoang vu lạnh lẽo lắm.

Bà day dứt mãi và bàn với chồng: “Biết là đông con, làm kinh tế chưa đủ ăn nhưng tui mơ suốt, nghĩ thương các anh, các chị lắm. Hay mai mình lên xin chính quyền, chả cần công cán gì, hàng ngày lên dọn dẹp, quét tước lại hang đá, khói hương chăm sóc cho hương hồn các liệt sĩ?”.

Ông Tiệu nghe xong gật đầu cái rụp, mai lên xin chính quyền sớm. Cứ thế cho đến bây giờ, vợ chồng cựu chiến binh ấy vẫn ngày ngày miệt mài trèo dốc lên khói nhang, coi sóc Lèn Hà. Mãi đến năm 2005, chính quyền xã mới “cơ cấu” được cho vợ chồng này một khoản trợ cấp ít ỏi hàng tháng, gọi là động viên tinh thần.

Ông Tiệu bây giờ là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Thanh Hóa, bộc bạch với chúng tôi: “Ở chốn linh thiêng này, chuyện vợ chồng tui mơ, được báo mộng và nhiều cái trùng hợp lạ kỳ lắm. Kể ra phóng viên chưa chắc đã tin, có khi lại nói là vợ chồng tui mê tín”.

Và theo ông Tiệu, cái việc coi sóc chốn di tích thiêng liêng này là công việc rất đặc biệt. Nhưng quy luật tâm lý, khoa học vẫn lý giải rằng, điều gì ám ảnh nhiều thì dễ đi vào giấc mơ. Vợ chồng ông Tiệu, bà Lại đã mang trong mình cái tâm sâu sắc của tình đồng chí, đồng đội mà nếu thiếu nó, ông bà đã chẳng “ăn cơm nhà vác tù và” như vậy.

Đến năm 2009, khi hang Lèn Hà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng Di tích quốc gia, được nâng cấp khang trang hơn thì vợ chồng ông Tiệu là người sung sướng đến phát khóc, mang tin vui đi khoe khắp xã.

Chiều trở về đi qua những mảng rừng xanh bạt ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tôi đã tự hỏi mình: Phải chăng một phần máu thịt của các anh, các chị nằm xuống nơi Lèn Hà bất tử đã hòa vào lòng đất mẹ, vun vén trù phú xanh non cho những cánh rừng, những cuộc đời nở hoa”?

A lô! Đây là A69

Hướng tới Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), 44 năm tưởng nhớ sự kiện Lèn Hà và chiến công oanh liệt của những người lính thông tin liên lạc, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm “A lô, đây là A69” vào tối 3/7 vừa qua và phát trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.

Dựa theo những cuốn nhật ký và chuyện kể của các nhân chứng sống từ Trạm Cơ vụ A69 năm nào, chương trình nghệ thuật hoành tráng đã tái hiện chân thực, xúc động sâu sắc cuộc sống và chiến đấu của những chiến sĩ thông tin liên lạc kiên cường, anh dũng mà không thiếu phần trong sáng, hào hoa.

Tháng 7 này, đất rừng vùng Lèn Hà như dang rộng lòng ra để đón những dòng người tấp nập về thắp lửa tri ân các anh hùng liệt sĩ. Hang đá của Trạm Cơ vụ A69 lung linh bởi những ánh nến hồng, những đóa hoa tươi thắm. Khói hương tỏa mờ như vỗ về những linh hồn trong trắng mãi mãi tuổi đôi mươi, bất diệt với thời gian...

Từng vách đá, gốc cây ngọn cỏ Lèn Hà như đều gói trọn, cất chứa cả một phần sử liệu oai hùng về những người lính thông tin liên lạc, để con cháu đời sau mãi cất lời nhắc nhớ, tạc ghi...

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.