Lễ tang kỳ lạ nhất thế giới của bộ lạc cổ ở Indonesia

Những chiếc quan tài chứa thi hài người quá cố ở bộ lạc Toraja thường được buộc lên một mỏm đá và để tự phân hủy trong nhiều năm sau đó theo quan niệm “Về với tổ tiên”.
Bị trói vào chiếc cọc đóng trên mặt đất rồi cắt họng, một con trâu quằn quại đổ ụp thân xác to lớn xuống bãi cỏ. Sau khi trút hơi thở cuối cùng, con vật nằm bất động trong tư thế ngẩng cao đầu. Dưới cổ vẫn là vết thương rộng, sâu và đang hở hoác. Dần dần chiếc đầu cũng gục xuống nền đất ẩm ướt, kết thúc một phần nghi lễ tiễn đưa người quá cố về thế giới bên kia theo tục lệ của bộ lạc cổ Toraja, nằm ở phía nam đảo Suluwesi (Indonesia).
Người dân sống trong bộ lạc tin rằng linh hồn người đã khuất sau đó tới Puya – miền đất của linh hồn. Lễ an táng tại đây được xem là sự kiện trọng đại và thiêng liêng nhất trong đời. Bởi thế, lễ tang có thể được tổ chức sau khi người quá cố qua đời cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm, nhằm giúp cho thân nhân kiếm đủ tiền để trang trải chi phí đám ma. Trong thời gian này, xác sẽ được bọc trong những bộ quần áo để bên dưới “tongkonan” hay ở nhà.
Những căn nhà truyền thống là nơi tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang người đã khuất ở bộ lạc Toraja. Ảnh: Rough Guides
Những căn nhà truyền thống là nơi tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang người đã khuất ở bộ lạc Toraja. Ảnh: Rough Guides 
Tháng 6 đến 9 là giai đoạn cao điểm, thường gọi là mùa an táng. Gần như ngày nào cũng có gia đình tổ chức tiễn đưa thân nhân về nơi an nghỉ cuối cùng. Để tìm hiểu thêm về tục lệ này, một du khách Ba Lan – Anthon Jackson đã cùng vợ - Joanna thuê một chiếc xe máy với giá 4 bảng Anh (hơn 140.000 đồng) và đi tìm những địa điểm diễn ra tang lễ.
Cách ngôi làng của bộ lạc Toraja khoảng 20 phút lái xe về phía đông nam, trên con đường lầy lội dọc cánh đồng, Antho bắt gặp hình ảnh hàng trăm khách mời cùng người thân, gia đình và thậm chí là cả du khách đang được dẫn lối bởi hướng dẫn viên thuê từ nơi khác đến. Tại đây, chiếc quan tài được đặt giữa những căn nhà truyền thống chạm trổ công phu với mái uốn cong bằng tre.
Người Toraja tin rằng hiến tế nhiều trâu, lợn là biểu hiện của lòng kính trọng đến người đã khuất. Ảnh: Rough Guides
Người Toraja tin rằng hiến tế nhiều trâu, lợn là biểu hiện của lòng kính trọng đến người đã khuất. Ảnh: Rough Guides 
Anthon được đưa tới gặp một phụ nữ nhỏ nhắn, mặc đồ đen và là trưởng tộc. Sau đó, anh kính cẩn dùng hai tay dâng tặng món quà là một thùng thuốc lá đinh hương. Nở nụ cười cùng cái bắt tay yếu ớt, người phụ nữ này dẫn vợ chồng Anthon tìm chỗ ngồi, bước xuyên qua cả chục con lợn đang kêu ré, nằm trên vạt cỏ và sắp bị giết mổ.
Trong nhà, những phụ nữ có mặt nhai kẹo còn nam giới nhấm nháp rượu cọ. Họ cùng nhau trò chuyện nhiều giờ cho đến khi thức ăn được dọn ra phục vụ. Chỉ tới lúc lễ tang trở nên ồn ã, Antho mới ngó ra và bắt gặp hình ảnh 12 người đàn ông nhấc bổng chiếc quan tài, rảo bước thành vòng tròn xung quanh bãi cỏ. Họ vừa đi vừa lắc chiếc hòm mạnh tới nỗi có thể làm gãy xương tử thi nằm bên trong để chắc chắn vong hồn người đã khuất lìa thân xác và lên đường về cõi vĩnh hằng.
Trong đám rước trang trọng, thân nhân người quá cố - một góa phụ mỉm cười, theo sau là những người cao tuổi, cùng địa vị và đều mặc đồ đen. Họ dẫn đầu đoàn đưa tang cùng một đoạn khăn dài màu đỏ gắn liền với chiếc quan tài.
Nơi yên nghỉ của người đã khuất thường là trong các hang đá vôi xung quanh ngọn đồi. Một số người Toraja khác còn treo quan tài lên mỏm đá trong nhiều năm cho đến khi chúng tự phân hủy, mục nát và rơi xuống.
Những hình nộm với tên gọi "tau tau" có nhiệm vụ canh chừng cho vùng đất xung quanh ngôi mộ. Ảnh: The Environment
Những hình nộm với tên gọi "tau tau" có nhiệm vụ canh chừng cho vùng đất xung quanh ngôi mộ. Ảnh: The Environment 
Trở lại với bàn tiệc, thức ăn vẫn tiếp tục được dọn ra và những con trâu lại chuẩn bị lôi tới bãi cỏ làm vật hiến tế. Kể từ khi người Hà Lan thâm nhập vào cao nguyên sương mù Tana Toraja, thuyết duy linh “Về với tổ tiên” (Aluk To Dolo) của bộ lạc bị phai nhạt khá nhiều do ảnh hưởng của đạo Cơ đốc. Chỉ còn nghi thức tang lễ đặc trưng này tồn tại và duy trì cho đến ngày nay.
Dù vậy, đám tang vẫn là dịp tốn kém trong đời sống của người Toraja với nhiều lễ nghi và tục hiến tế động vật. Người dân bộ lạc sẵn lòng tiết kiệm suốt nhiều năm để chuẩn bị đám tang. Họ cho rằng càng tích lũy nhiều trâu, lợn dùng trong buổi lễ càng thể hiện tấm lòng trân trọng người quá cố. Những xác chết theo đó cũng phải chờ tới khi gia đình đủ điều kiện tổ chức tang lễ. Quá trình này có thể kéo dài tới vài năm.
Tạm biệt người Toraja trong căn chòi ám đầy khói thuốc, Anthon cùng vợ trở lại con đường cũ và vẫn còn nghe rõ tiếng kêu của những con lợn trong lò mổ vang vọng khắp núi đồi. Anh cũng lái xe lên một mỏm đá và tìm thấy nhiều sọ người ngay ở cửa hang. Gần đó là đống đổ nát từ những chiếc quan tài.
Tại hang mộ Londa, từ vách đá đến nơi chôn cất là đoạn đường chỉ dài vài mét nhưng lấp đầy bằng hình nộm của những người quá cố với tên gọi “tau tau”. Các hình nộm này được vẽ thô sơ với những cặp mắt nhìn chằm chằm ra cánh đồng lúa bên dưới. Theo quan niệm của người Toraja, những “tau tau” đặt tại đây có nhiệm vụ canh chừng khắp vùng đất này.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.