Lấy ý kiến kiều bào về khắc phục tác động của Covid-19 để phát triển kinh tế

Các đại biểu tại hội nghị.
Các đại biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao và UBND TP Hồ Chí Minh ngày 30/10 phối hợp tổ chức Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Đặng Minh Khôi đã nhấn mạnh ý nghĩa của Hội nghị lần này trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình chuyển đổi số, Đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ, nhiều mặt tới đời sống và việc phát triển kinh tế - xã hội. 

Đánh giá cao vai trò và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi mong muốn các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào cùng đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan sẽ tập trung trao đổi, kiến nghị các giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu “kép” vừa kiểm soát, phòng dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế cũng như chương trình chuyển đổi số.  

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, với lợi thế của nước đi sau, đi thẳng vào những lĩnh vực mới của nền kinh tế số, Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức. 

Năm 2020, dù đã kiểm soát, khống chế được dịch bệnh Covid-19 và tận dụng tốt cơ hội này để triển khai chuyển đổi số quốc gia nhưng Việt Nam phải đối mặt bão lũ, thiên tai gây thiệt hại rất nặng nề cũng như nhiều thách thức trước mắt như mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của ta còn thấp; thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia còn chậm, kinh tế số có quy mô nhỏ. 

Khẳng định Đảng, Nhà nước có niềm tin vững chắc vào sự đồng lòng, chung sức của hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước sẽ biến “nguy” thành “cơ”, hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển của dân tộc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Binh Minh đề nghị Hội nghị trao đổi, thảo luận để đóng góp ý kiến cho công tác hoạch định chủ trương, chính sách và điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của TP Hồ Chí Minh thực hiện mục tiêu kép, vừa khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung vào 4 vấn đề bao gồm giải pháp thay đổi nhận thức, tư duy của toàn xã hội để từ đó biến thành hành động cụ thể, không để lỡ cơ hội; kiến nghị hoàn thiện, kiến tạo thể chế-động lực của chuyển đổi số nhằm khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số; chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau; góp ý kiến để thành phồ Hồ Chí Minh tiếp tục đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới dựa trên tri thức, tận dụng cơ hội của Cách mạng 4.0, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.    

Tại Hội nghị, các diễn giả đã tập trung phân tích, đánh giá, dự báo diễn biến tình hình kinh tế thế giới, kiến nghị một số giải pháp cụ thể về tài chính - tiền tệ để các gói hỗ trợ tài chính có thể đến được với nhiều đối tượng hơn, nhất là doanh nghiệp đang gặp khó khăn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; có biện pháp hỗ trợ tầng lớp yếu thế; đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn với quy trình 5R (tái sử dụng, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất, tái chế); tận dụng tốt các mạng lưới trí thức kiều bào trong việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội; vai trò mang tính tiên phong của người lãnh đạo trong chuyển đổi số; ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển chính quyền số, kinh tế số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.