Lầu Năm Góc đã 'đốt tiền' như thế nào?

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work – người đã yêu cầu tiến hành nghiên cứu về khả năng tiết kiệm ngân sách quốc phòng.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work – người đã yêu cầu tiến hành nghiên cứu về khả năng tiết kiệm ngân sách quốc phòng.
(PLO) -Được mặc định là cường quốc quân sự số 1 thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua, việc duy trì kho tàng vũ khí có uy lực vượt trội chắc chắn là nhiệm vụ tối quan trọng của nước Mỹ. Đó là lý do Lầu Năm Góc luôn thuyết phục được Quốc hội Mỹ rót những khoản kinh phí “khủng” cho các dự án nghiên cứu và chế tạo nhiều loại vũ khí mới. Thế nhưng…

Lầu Năm Góc đã che giấu một bản báo cáo trong đó chỉ rõ Lầu Năm Góc đã chi tiêu rất nhiều tiền vào những dự án thiếu tính khả thi, và lẽ ra đã tiết kiệm được tới 125 tỷ USD trong 5 năm qua. “Chúng ta đang tiêu nhiều tiền hơn chúng ta từng nghĩ rất nhiều” – đây là những dòng đầu tiên trong bản báo cáo của Lầu Năm Góc được Washington Post đăng tải. 

Theo Washington Post, Bộ Quốc phòng đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng tiết kiệm chi phí đối với nguồn ngân sách quốc phòng, nhưng sau đó đã “giấu nhẹm” đi khi kết quả mang lại một con số khủng: số tiền có thể tiết kiệm được lên tới 125 tỷ USD. 

Những vũ khí chỉ để … ngắm

“Rất nhiều sự lãng phí bắt nguồn từ những sai phạm trong quản lý và các chương trình mua sắm đồng thời những sản phẩm tương tự nhau như máy bay chiến đấu F-35 và tàu chiến duyên hải LCS” – bà Mandy Smithberber của Dự án Cải tổ Quân đội Straus cho biết. Tàu chiến duyên hải LCS là một cặp thiết kế gồm một tàu hộ tống nhỏ và một tàu khu trục nhỏ. 

Bà Mandy đã đúng, bởi theo ước tính, số tiền thuế người dân Mỹ đổ vào dự án F-35 lên tới 11 tỷ USD trong năm 2016. Và đó là mới tính riêng trong năm 2016, theo ước tính, chiếc máy bay chiến đấu này sẽ tiêu tốn tới 1 nghìn tỷ USD cho việc thiết kế chế tạo và bảo dưỡng suốt quãng đời của nó.

1 nghìn tỷ là con số đã đủ thu hút sự chú ý, lại còn được bổ sung bởi những thông tin như máy bay chiến đấu F-35 là chiếc máy bay chậm tiến độ, vượt ngân sách dự kiến và phát sinh hàng loạt vấn đề. Mặc dù Không quân Mỹ gần đây tuyên bố điều ngược lại, nhưng một số chuyên gia quân sự tin tưởng rằng chiếc máy bay từng được “tâng bốc lên mây xanh” này sẽ chẳng bao giờ có thể sẵn sàng tham chiến được. 

Trong khi đó, LCS là một hệ thống vũ khí gây tranh cãi khác. LCS từng được miêu tả là những chiến tàu chiến hạng nhẹ, tốc độ cao, chi phí đầu tư thấp, thế nhưng chi phí thực tế đến nay gần như ở mức “điên rồ”.

Theo một bản báo cáo của Lầu Năm Góc, 32 chiếc tàu chiến đầu tiên sẽ tiêu tốn khoảng 21 tỷ USD, tương ứng với 655 triệu USD/chiếc. Chỉ riêng trong năm 2016, dự án này đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm chi phí nâng cấp, sửa chữa và các vấn đề khác bởi trong năm 2016 vừa qua, một loạt chiếc tàu LCS bị tình trạng nứt vỏ. Hải quân Mỹ đã điều động tàu khu trục USS Montgomery đi làm nhiệm vụ vào ngày 9/10/2016.

Tháng sau, nó va chạm với một chiếc tàu kéo ngoài khơi bờ biển Florida và tạo ra một vết nứt trên vỏ tàu. Vài tuần sau đó, nó lại tiếp tục bị nứt vỏ khi đi qua Kênh đào Panama. USS Montgomery không phải là chiếc duy nhất bị nứt vỏ. Tàu USS Coronado, USS Fort Worth và USS Freedom đều mắc phải các lỗi kỹ thuật và lỗi thiết kế khi hoạt động trên biển. 

Những vũ khí … kỳ dị

USS Zumwalt là loại tàu khu trục tàng hình mới và cũng được xếp vào dạng “khác thường” của Hải quân Mỹ. Cùng với tàu chiến duyên hải LCS và máy bay chiến đấu F-35, con tàu này cũng chịu rất nhiều áp lực bởi chi phí nghiên cứu và phát triển.

Tệ hơn, chiếc tàu khác thường này được trang bị hệ thống vũ khí cũng khác thường không kém – Hệ thống Tên lửa tấn công đối đất tầm xa – nhưng mỗi lần khai hỏa sẽ tiêu tốn 800.000 USD! Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ không thể chịu nổi mức kinh phí này, và đó là một trong những lý do khiến việc đưa con tàu này tham chiến là khá xa vời. 

Tàu khu trục USS Gerald Ford tiêu tốn 13 tỷ USD chi phí sản xuất, bị chậm tiến độ 2 năm – chi phí được xếp vào loại đắt đỏ nhất trong tất cả các loại tàu khu trục trên thế giới. Điều đáng nói là  theo một nhà kiểm định vũ khí hàng đầu của Lầu Năm Góc, con tàu này không có khả năng thực chiến.

Nó gặp vấn đề với kiểm soát không lưu, di chuyển đạn dược, phòng thủ cho tàu và các vấn đề đối với cất cánh và hạ cánh phi đội máy bay chiến đấu biên chế trên tàu. Thật không may, đây lại là tất cả những điều quan trọng nhất mà chúng ta chờ đợi ở một chiếc tàu khu trục.

Cặp đôi “làm cảnh” máy bay chiến đấu F-35 và tàu khu trục USS Zumwalt
Cặp đôi “làm cảnh” máy bay chiến đấu F-35 và tàu khu trục USS Zumwalt 

Tàu sân bay lớp Ford là con tàu chiến đắt đỏ nhất trong lịch sử và Lầu Năm Góc vẫn sẽ tiếp tục đầu tư cho loại tàu này. Riêng trong năm 2016, Lầu Nam Góc đã “đốt” 2,5 tỷ USD vào dự án phát triển Gerald Ford. 

Ông Winslow Wheeler, một chuyên gia khác của Dự án Cải tổ Quân đội Straus tỏ ra vô cùng thất vọng: “Nếu vấn đề như lãng phí, gian lận và lạm dụng được xem xét nghiêm túc, người ta đã không sản xuất các loại vũ khí này nếu quá trình Thử nghiệm và Đánh giá hoạt động chưa được tiến hành bởi một cơ quan trung gian đáng tin cậy.

Hơn nữa, người ta cũng sẽ không tiến hành quá trình Thử nghiệm và Đánh giá Hoạt động nếu như chưa có sự cạnh tranh thực sự giữa các mô hình chiến đấu giả định. Nhưng có lẽ tôi đã mơ quá xa vời” 

Và những dự án “lãng xẹt”

Cùng với hệ thống vũ khí lớn, Lầu Năm Góc còn vung vãi tiền vào những dự án nhỏ hơn. Dù các loại “vật tư” mà Lầu Năm Góc đầu tư này chỉ hết số tiền nhỏ, nhưng số lượng những thứ “hầm bà làng” như vậy lại rất nhiều, và nguy hiểm hơn là vì số tiền nhỏ nên nó dường như trở thành một thứ văn hóa là “tiêu rồi quên”! Vịnh Guantanamo vẫn còn đang hoạt động và khiến những người Mỹ - hoặc ít nhất là Quốc hội – cảm thấy an toàn khi nó đang “giam giữ những kẻ khủng bố nguy hiểm”.

Nhưng Guantanamo “ngốn” khoản chi phí khoảng 500 triệu USD để duy trì hoạt động mỗi năm. Với khoảng 60 tù nhân còn bị giam giữ tại đây, tính ra, nước Mỹ phải chi số tiền 5 triệu USD/năm/ tù nhân bị kết tội khủng bố để giữ gìn an toàn cho nước Mỹ!

Cũng vì lý do an ninh, cuối năm 2015, Căn cứ quân sự Elemendorf Richardson ở Alaska đã chi tới 1.580 USD để mua 1.600 thỏi dầu dưỡng môi với thông điệp chống hiếp dâm in trên nắp: “Đặt câu hỏi, Đồng ý và Giao tiếp”.

Việc mua sắm này là một phần trong chiến dịch chống lạm dụng tình dục trong lực lượng quân đội. Một vấn đề là người ta phát hiện một số thỏi dầu dưỡng môi còn chứa thành phần của cây gai dầu, trong khi Không quân Mỹ từng cấm việc bán hoặc phân phối bất cứ các sản phẩm nào có chứa thành phần này do lo ngại có tính hướng thần. 

Các cuộc đàm phán về ngân sách là thời gian tuyệt vời để “cài” vào các dự án theo kiểu “thú cưng”. Điều này đã xảy ra vào cuối năm 2015 khi Quốc hội Mỹ thảo luận nhằm thông qua kế hoạch 1.100 tỷ USD để duy trì hoạt động của chính phủ.

Đó chính là lúc Thượng nghị sĩ bang Mississippi Thad Cochran thuộc Đảng Cộng hòa “lén” đưa vào điều khoản phát triển một loại xuồng cano cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển, bất chấp sự phản đối của Lực lượng An ninh quốc gia. Chi phí cho dự án này là 640 triệu USD.

Điều tương tự cũng xảy ra trong giai đoạn đàm phán ngân sách này khi Thượng nghị sĩ bang Maine là Susan Collins cũng của Đảng Cộng hòa đã thuyết phục Quốc hội dành 1 tỷ USD để chế tạo các tàu khu trục mới cho bang của bà. Trong khi đó, Hải quân Mỹ không cần và không đề xuất biên chế thêm tàu khu trục. 

Ông Winslow Wheeler, Giám đốc Dự án Cải tổ Quân đội Straus cho biết: “Có nhiều con số đã bị che giấu. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi người không có bất kỳ ý niệm nào về việc Bộ Quốc phòng đang lãng phí tiền thuế của người dân Mỹ như thế nào.”…

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.