Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam sau dịch Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VGP
(PLVN) - Theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 5/7, Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-6/7. 

Chuyến thăm diễn ra sau khi cả hai nước đã bước đầu kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19, trong đó Việt Nam đã gần 3 tháng không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được thế giới đánh giá cao.

Chính phủ Lào cũng đã chính thức tuyên bố chiến thắng dịch COVID-19 giai đoạn một, hiện Lào không còn trường hợp dương tính với virus SAR-CoV-2 và hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến Việt Nam kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, thể hiện quan hệ đặc biệt Việt-Lào cũng như việc hai nước kiểm soát tốt dịch bệnh, trên tinh thần cùng hợp tác xây dựng Kế hoạch tổng thể khôi phục của ASEAN, tạo động lực thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hợp tác, liên kết mọi mặt hậu COVID-19 giữa hai nước nói riêng và trong ASEAN nói chung.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều 5/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Thongloun Sisoulith, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch và trao đổi kỹ việc triển khai các biện pháp đẩy mạnh hợp tác cụ thể trên nhiều mặt.

Nhân dịp này, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cảm ơn Việt Nam ngay từ rất sớm đã chia sẻ, hỗ trợ trang thiết bị y tế, cử chuyên gia y tế sang giúp Lào phòng, chống dịch và bước đầu đón nhận, tổ chức cách ly cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên Lào trở lại học tập tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho số còn lại quay lại học tập ở Việt Nam.

Qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thongloun Sisoulith trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VGP
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VGP

Trao đổi về phương hướng đẩy mạnh hợp tác để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai nước, hai Thủ tướng nhấn mạnh trước mắt cần đẩy mạnh trao đổi hàng hoá, dịch vụ, giao lưu nhân dân sau đại dịch; nghiên cứu mở lại đường bay trong thời gian sớm nhất; nối lại các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, các bộ, ngành, địa phương; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước; thúc đẩy triển khai hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định đã ký và kết quả Kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ (tháng 1/2020), đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính; quyết tâm đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, không để các lĩnh vực then chốt này bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực như ASEAN, các cơ chế Tiểu vùng và tại Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Thongloun Sisoulith chúc mừng Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cũng như phát huy vai trò Chủ tịch trong duy trì hợp tác, phối hợp hiệu quả các cơ chế trong ASEAN trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh; khẳng định Lào sẽ tiếp tục ủng hộ để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Lào đã phối hợp, góp phần vào nỗ lực chung xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và chủ động thích ứng. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, nhất là UNCLOS 1982.

* Theo chương trình, ngày 6/7, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sẽ thăm một số cơ sở sản xuất, dịch vụ để tham khảo kinh nghiệm phục hồi sản xuất, du lịch của Việt Nam sau khi kiểm soát tốt dịch COVID- 19./.

Tin cùng chuyên mục

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.