Lãnh đạo Liên bộ cãi nhau về giá xăng

 Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Phản lại Bộ Tài chính khẳng định họ chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.

Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Phản lại Bộ Tài chính khẳng định họ chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.

Buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" tổ chức sáng nay biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, dù đây là cuộc họp mở rộng có sự góp mặt của hơn 20 chuyên gia đầu ngành và báo chí.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ, người từng công tác 10 năm trong ngành kiểm toán, cho biết mục đích của cuộc hội thảo là để lắng nghe các ý kiến trái chiều liên quan đến mặt hàng nhạy cảm - xăng dầu. Trên cơ sở các số liệu công khai về lỗ lãi doanh nghiệp, biến động thị trường, các ý kiến đề xuất, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp điều hành hiệu quả trong thời gian tới.

Đại diện cho phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Bộ Nguyễn Cẩm Tú. Dù không có tên trong danh sách phát biểu, ông Tú xin có ý kiến vì cho rằng bức xúc của ông đã ở ngưỡng không thể tiếp tục kìm nén.

Ông Tú cho rằng cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thời gian qua mang tính nửa vời và chẳng giống ai, không hẳn là bao cấp cũng chẳng thị trường. Theo ông, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ Tài chính không xác định rõ mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng hay bao cấp cho dân.

"Chúng ta đang điều hành giá xăng theo kiểu ’sống chết mặc bay’, dùng tay chân thay cho cái đầu vì vậy mà lãnh đạo cấp cao chửi, báo chí chửi, làm đúng cũng bị chửi và dân thì coi như tội đồ... Dân chửi cố mà nghe, vợ tôi chửi, anh em họ hàng nhà tôi chửi, tôi cũng phải chịu. Đây là cách tốt nhất có thể làm lúc này", ông Tú bức xúc.

Theo ông, chủ trương của Chính phủ là đảm bảo nguồn cung ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm, đảm bảo an ninh năng lượng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng thời gian qua, Bộ Tài chính điều hành giá xăng theo kiểu dư luận tới đâu, điều hành tới đó. Các mục tiêu cân đối cung cầu, hệ thống ra sao, doanh nghiệp lỗ lãi thế nào, xuất lậu ra sao đều bị bỏ qua.

"Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung", ông Tú nói.

Theo ông, chính cách điều hành kể trên đã dẫn đến hậu quả là cơ quan quản lý bất lực trước doanh nghiệp. Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung... Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện.

Bổ sung cho ý kiến của Thứ trưởng Tú, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo dẫn chứng một loạt con số lỗ lãi mà doanh nghiệp này phải chịu trước áp lực giá thế giới và cách điều hành quá rối rắm của Bộ Tài chính.

Ông Bảo cho biết suốt thời gian qua, giá bán lẻ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp luôn trong trạng thái lỗ trường kỳ. Tính tới tháng 8, Petrolimex lỗ 1.800 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 9 khoản lỗ của công ty ước khoảng 200 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 9 tháng đầu năm lên 2.000 tỷ đồng. "Bộ Tài chính nên xem xét xử lý các khoản lỗ cho doanh nghiệp", ông Bảo nói.

Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu VN (PV Oil) - Lê Xuân Trình tiếp lời: "Các khoản lỗ này không phải do doanh nghiệp tạo ra mà do cơ chế". Ông Trình đề xuất nên "thả" giá xăng, dầu theo thị trường giống như một số mặt hàng khác trong đó có gas. Vì khi giá theo thị trường có lên, có xuống người tiêu dùng sẽ cảm thấy sòng phẳng, doanh nghiệp cũng dễ thở hơn...

Tại hội thảo, đại diện của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp cũng lớn tiếng phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8 vừa qua. Lý do là, quyết định này quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Tại thời điểm tháng 7/2011 khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi, Bộ Tài chính "lờ" chuyện giảm giá. Khi giá thế giới tăng trở lại (tháng 8/2011), doanh nghiệp lỗ, quyết định giảm giá lại được đưa ra.

Trước luồng ý kiến chỉ trích gay gắt từ Bộ Công Thương và doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói rằng quyết định giảm giá bán lẻ được ông căn cứ vào đúng quy định của Luật, diễn biến thực tế của thị trường. Và nếu chịu sức ép dư luận, lẽ ra ông phải quyết định giảm giá ngay thời điểm đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính - giai đoạn mà dư luận bức xúc nhất về giá xăng dầu, chứ không phải đợi đến 20 ngày sau mới ra quyết định.

Ông Huệ tiết lộ, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, ông đã mời Chủ tịch Petrolimex lên để hỏi: "Có giảm giá được hay không?". Lúc ấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép. Khoản lãi của Petrolimex cũng được ông Huệ cập nhật từ chính số liệu của hải quan.

"Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không quan liêu mà sau mỗi quyết định là cả tập thể lãnh đạo", ông Huệ nói.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, ông thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. "Không ai muốn tăng giá xăng cả vì tác động đến lạm phát ảnh hưởng tới 80 triệu dân. Việc giảm giá cũng vậy, không ai lại bỏ qua khi có cơ hội giảm", ông Huệ chia sẻ.

Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể "thả" theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này "đi đêm" với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

"Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước", ông Huệ tỏ thái độ.

Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.

Ông Huệ cảnh báo tới đây, Bộ Tài chính sẽ liên tục có "trát" yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào

Liên quan đến ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ông Huệ cũng thẳng thắn: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh... trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

Theo VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác thăm Đồn Biên phòng Hiền Kiệt ngày 2/9/2011. (Ảnh: Đồn Biên phòng Hiền Kiệt).

Những dấu ấn kỷ niệm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLVN) - Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với nhiều đơn vị Quân đội và luôn có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời tới cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những lần gặp Tổng Bí thư đã trở thành dấu ấn kỷ niệm không bao giờ quên đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Đọc thêm

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.