Lạng Sơn: bỏ ruộng đi làm “cư dân biên giới”

(PLO) - Đầu nậu đang lợi dụng “cư dân biên giới” vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu ở biên giới Lạng Sơn với chiều hướng gia tăng, phức tạp. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này ?
Bỏ ruộng đi làm “cư dân biên giới”
Xứ Lạng trong những ngày giáp Tết Giáp Ngọ trời còn giá rét lắm, nhiều hôm quanh núi Mẫu Sơn sáng dậy thấy tuyết phủ trắng trên nóc nhà. Có lẽ từ hiện tượng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu nên không ít du khách dưới xuôi lên Lạng Sơn cũng mong có cơ hội được trải nghiệm cái lạnh như cắt da, cắt thịt của miền biên ải. Trên Quốc lộ vào cửa khẩu Tân Thanh, các xe du lịch và các loại ô tô container xếp hàng dài hơn ki lô mét để chờ vào khu thương mại và làm thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Các “cư dân biên giới” Cốc Nam đang bị lợi dụng vận chuyển hàng lậu thuê cho đầu nậu
Các “cư dân biên giới” Cốc Nam đang bị lợi dụng vận chuyển hàng lậu thuê cho đầu nậu 
Trong lúc đang tìm phương vị để chụp vài tấm ảnh, một tốp phụ nữ có đến sáu, bảy người ùa lại vây quanh những đàn ông trung niên chúng tôi để gạ mua “thuốc kích dục, bình xịt hơi cay và các loại công cụ hỗ trợ” do Trung Quốc sản xuất. Cầm xem vỉ thuốc, đồng nghiệp đi cùng tôi, hỏi: “Có roi điện, cho xem một cây?”. 
Một phụ nữ “đảo mắt như buôn bạc giả”, đáp: “Có. Nhưng đang gửi cho chủ sạp trong chợ Thân Thanh”(!). Thoạt…, tốp phụ nữ này lặng lẽ tản nhanh vào dòng người “cư dân biên giới” đang lố nhố khiêng vác hàng hóa bên cánh gà cử khẩu Tân Thanh. Thì ra, họ phát hiện màu tất lòi ra dưới cổ chân tôi nó giống tất chân của công an. Đôi khi một vài dấu hiệu hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài tuy phản ánh sai bản chất của sự vật nhưng nó cũng khiến cho một số đối tượng “có tật, giật mình”!

Hỏi ra mới biêt, số đông phụ nữ trung niên buôn bán dạo các loại hàng cấm quanh khu vực chợ Tân Thanh phần nhiều đến từ các miền quê Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam… và Bắc Giang. Do việc sản xuất lúa không có lãi, họ đã kéo theo gia đình từ bỏ cuộc sống nông nghiệp của mình ở quê hương lên vùng biên ải xứ Lạng làm “cư dân biên giới”, bị các đầu nậu lợi dụng thuê vác hàng lậu qua biên giới. 
Các loại xe du lịch từ 4 – 12 chỗ của Trung Quốc vào khu vực trung chuyển kho bãi Cty TNHH Quang Tâm tại thôn Cốc Nam để “ăn hàng”
Các loại xe du lịch từ 4 – 12 chỗ của Trung Quốc vào khu vực trung chuyển kho bãi Cty TNHH Quang Tâm tại thôn Cốc Nam để “ăn hàng” 
Ông Hoàng Văn Quyến (Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh) cho biết, toàn xã biên giới này có 567 hộ (2169 khẩu) là có hộ khẩu thường trú. Thế nhưng, có thời kỳ khoảng 1300 hộ (3400 khẩu) ở khắp mọi miền đến Tân Thanh đăng ký tạm trú làm nghề lao động tự do. Họ mang theo gia đình đến thuê nhà trọ hoặc căn lều bạt ở quanh các chợ khu vực cửa khẩu Tân Thanh. Như thế, tức là số hộ đăng ký tạm trú tăng hơn gấp 2 lần số hộ thường trú tại địa phương. Điều này đang khiến cho công tác quản lý hộ tịch của xã biên giới này vốn nhạy cảm nay lại có phần phức tạp hơn.

Buôn lậu khó xử lý ?
Ô tô container các loại hàng hoa quả, nông thủy sản thực phẩm Việt Nam xếp hàng dài trên cửa khẩu Tân Thanh để làm thủ tục thông quan
 Ô tô container các loại hàng hoa quả, nông thủy sản thực phẩm Việt Nam xếp hàng dài trên cửa khẩu Tân Thanh để làm thủ tục thông quan
Theo Báo cáo do ông Hoàng Văn Quyến cung cấp, năm 2013, UBND xã Tân Thanh cấp Sổ thông hành cho “cư dân biên giới” được 2.592 sổ, thu được 12,96 triệu đồng lệ phí; số tiền này chưa đủ để mua một chiếc xe máy làm xe công vụ cho xã. So sánh cho thấy, có ít nhất 423 số sổ vượt quá số nhân khẩu của xã Tân Thanh đã được cấp sổ thông hành. Phần nhiều “cư dân biên giới” có số sổ này bị bọn đầu nậu lợi dụng thuê họ qua biên giới để vận chuyển hàng hóa về nhập cho các chủ hộ kinh doanh Khu thương mại cửa khẩu Tân Thanh hoặc vận chuyển về nơi gom hàng, nhằm trốn thuế nhập khẩu. Sự việc này hầu như không bị hải quan và lực lượng chức năng chống buôn lậu phát hiện hoặc nếu có thì cũng rất khó xử lý. Vì sao ?
Bởi lẽ, Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Chính phủ “Hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới”, có hiệu lực từ ngày 07/11/2006, đến nay có nhiều điểm bộc lộ không phù hợp với thực tiễn chống buôn lậu. Cụ thể, điểm 2 Điều 5 của Quyết định này, cho phép: “Riêng hàng hóa do cư dân nước có chung biên giới sản xuất nhập khẩu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hóa đó không quá 2 triệu đồng/ người/ ngày”. Ông Chu Bá Toàn (Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh), cho biết: “Quy định trên hiện không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và rất khó xử lý. Bởi, bọn đầu nậu còn lợi dụng thuê cả những người già có Sổ thông hành đi mang vác, vận chuyển hàng lậu. Có tuần cán bộ hải quan phát hiện ngày nào cũng thấy cụ ông gần 70 tuổi dùng Sổ thông hành qua biên giới, khi về manh theo cả túi xách to đựng toàn áo ngực và quần lót phụ nữ, khi kiểm tra đều thấy giấy tờ hợp lệ và số hàng có giá trị ghi trong hóa đơn bán hàng không quá 2 triệu đồng. 
Thấy lạ, hỏi thì cụ cười (sún hết cả hàm răng dưới), bảo: “Tao mua về để dành cho các con, các cháu tao sử dụng” ! Các trường hợp tương tự ở cửa khẩu Tân Thanh tuy trong tháng, ngày nào cũng bị lợi dụng sổ thông hành mang vác hàng hóa khác nhau qua biên giới có giá trị dưới 2 triệu đồng/người/ngày nhưng vẫn không có căn cứ để xử lý.

Còn tại khu vực cửa khẩu Cốc Nam hiện tượng các chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới diễn ra trong dịp cuối năm rất lộn xộn, phức tạp. Các loại xe gắn máy 3 bánh, ô tô khách loại 4 đến 12 chỗ ngồi của Trung Quốc “rồng rắn” vào bãi kho trung chuyển tạm nhập tái xuất của Công ty TNHH  Quang Tâm để “ăn hàng”; và các loại ô tô container hàng nông thủy sản các loại của Việt Nam xếp hàng dài để nhập vào kho bãi này cũng có nhiều dấu hiệu rất không bình thường.
Qua quan sát cho thấy, khi các loại phương tiện vận chuyển của Trung Quốc hoặc Việt Nam vào khu kho bãi này thì vòng ngoài cổng công ty có rất nhiều các “đối tượng xã hội” đứng ra phân luồng xe và các đối tượng “chim mồi” dùng bộ đàm báo cho các “cư dân biên giới” dùng xe máy vận chuyển nhỏ lẻ hàng hóa đi theo các lối tắt, đường mòn để trốn thuế đến nơi gom hàng.

Thế nhưng, theo báo cáo số 1216/BC-HQCN do ông Trịnh Văn Quý (Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam) ký, thì từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2013, Chi cục chỉ xử lý hành chính được 4 vụ vận chuyển hàng hóa không có chứng từ hợp lệ, với tổng giá trị là 7,96 triệu đồng. Theo Báo cáo này đánh giá, thì tình hình buôn lậu vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trước, trong và sau Tết nguyên đán 2014 vẫn có những diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng các đường mòn khu vực biên giới để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua lại biên giới.

Mặt khác, ông Nguyễn Văn Bình (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, kiêm Trưởng Ban chỉ đại 127) ký báo cáo, từ Quý III/2013, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu đã có xu hướng gia tăng. Báo cáo này còn có đoạn: “Trung bình mỗi ngày đêm có khoảng 20-25 xe tải các loại từ 5-15 tấn chở hàng hóa nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn và từ 4-5 toa tàu xếp đầy hàng lậu từ Ga Đồng Đăng để vận chuyển về phía sau tiêu thụ”.

Sự việc buôn lậu đang có dấu hiệu “nóng bỏng” trong dịp trước Tết Giáp Ngọ ở biên ải xứ Lạng cần gióng lên hồi chuông tăng cường sự kết hợp mạnh mẽ giữa các cấp, các ngành của tỉnh Lạng Sơn ra tay truy quét, chống buôn lậu quyết liệt hơn nữa. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...