Làng hương xứ Huế: Điểm check-in níu chân du khách

Làng hương xứ Huế: Điểm check-in níu chân du khách
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến với Cố đô Huế, ngoài những di tích danh thắng đã quá nổi tiếng thì “Làng hương xứ Huế” thuộc phường Thủy Xuân đang là điểm đến hấp dẫn luôn níu chân du khách.

Cách trung tâm thành phố Huế hơn 7 km về hướng tây nam, làng hương nức tiếng đất cố đô nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, ngay trong tuyến đường du lịch đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức. Theo nhiều người cao tuổi trong làng, nghề hình thành từ thời nhà Nguyễn, ban đầu phục vụ nhu cầu thờ cúng của triều đình và nhân dân. Trải qua hàng trăm năm, làng cung cấp hương cho cả vùng rộng lớn miền trung.

Du khách Nguyễn Thị Ưng (đến từ Hà Nội) tạo dáng với áo dài, khăn xếp, quạt xứ Huế
Du khách Nguyễn Thị Ưng (đến từ Hà Nội) tạo dáng với áo dài, khăn xếp, quạt xứ Huế

Vài năm gần đây, khi lượng khách du lịch gia tăng và đều đặn quanh năm, các hộ gia đình trong làng đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm, biến nghề làm hương thành một trải nghiệm du lịch thú vị. Nhờ hình thức đẹp và mùi thơm sâu lắng, dễ chịu, sản phẩm hương Thủy Xuân rất được ưa chuộng trong hoạt động thờ cúng, nghi lễ tâm linh, và dần dần còn được dùng để trị liệu, thư giãn, trang trí phong thủy…

Chị Ngọc Dung (đến từ Thanh Xuân, Hà Nội) rất hài lòng vì sự chuyên nghiệp của người dân làng hương xứ Huế
Chị Ngọc Dung (đến từ Thanh Xuân, Hà Nội) rất hài lòng vì sự chuyên nghiệp của người dân làng hương xứ Huế

Hiện nay, làng hương Thủy Xuân còn khoảng 50 hộ còn giữ nghề, trong đó 20 hộ kết hợp làm du lịch. Nhiều năm qua, làng đã tham gia các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế và đã quảng bá hình ảnh làng nghề thủ công truyền thống, điểm đến về du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế. Để tăng năng suất, nhiều hộ đầu tư máy móc chẻ lõi, se hương…, làm bằng máy có thể cho sản lượng tăng gấp năm đến mười lần, góp phần tăng giá trị kinh tế. Tuy vậy, vẫn có những nghệ nhân tâm huyết duy trì đồng thời cả việc làm hương thủ công. Hương có nhiều mùi thơm phong phú như mùi quế, sả, nhài…, nhưng đắt khách nhất vẫn là hương trầm. Hương trầm Thủy Xuân được sản xuất không hóa chất độc hại, an toàn và có mùi thơm đặc trưng, hòa quyện rất lâu.

Chị Hồng Nghĩa (đến từ Nam Định) rất hào hứng vì đứng hay ngồi góc nào đều có ngay những tấm hình lung linh, đầy màu sắc
Chị Hồng Nghĩa (đến từ Nam Định) rất hào hứng vì đứng hay ngồi góc nào đều có ngay những tấm hình lung linh, đầy màu sắc

Để chiều lòng du khách, người dân và nghệ nhân làng nghề trầm hương Thủy Xuân khi phơi hong tăm hương, chân hương được nhuộm nhiều màu sắc bắt mắt trước khi se, lăn bột hương ướt để tạo thành que hương thành phẩm… thường chú ý bài trí tỉ mỉ, công phu các bó nguyên liệu với nghệ thuật sắp đặt gây ấn tượng.

Chị Thanh Tâm (đến từ Hưng Yên) được bạn chăm chút để có được tấm hình như ý
Chị Thanh Tâm (đến từ Hưng Yên) được bạn chăm chút để có được tấm hình như ý

Vào những ngày nắng lên, có dịp ngang qua làng hương Thủy Xuân, các bạn trẻ không khỏi trầm trồ, bị thu hút bởi những nguyên liệu sản xuất và sản phẩm hương trầm thành phẩm nhiều màu sắc được phơi phóng, bài trí tinh tế, khéo léo như một studio lớn dành cho những ai mê nhiếp ảnh, chụp hình lưu niệm

Chị Đỗ Thị Tuyết (đến từ Hà Nội) cho biết rất thích thú trước sự sắp xếp, trình bày đẹp mắt của tăm hương nơi đây
Chị Đỗ Thị Tuyết (đến từ Hà Nội) cho biết rất thích thú trước sự sắp xếp, trình bày đẹp mắt của tăm hương nơi đây

Cuối năm 2021, làng nghề hương trầm Thủy Xuân đã được UBND tỉnh TT-Huế công nhận là nghề truyền thống của tỉnh. Sản phẩm hương trầm Thủy Xuân không chỉ phục vụ nhu cầu nội tỉnh mà hiện còn vươn xa đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và xuất khẩu ra nước ngoài.

Chị Bích Duyên (đến từ Hà Nội) tạo dáng trước khối tăm hương hình trái tim
Chị Bích Duyên (đến từ Hà Nội) tạo dáng trước khối tăm hương hình trái tim
Chị Kim Yến (đến từ Thái Bình) cho hay được các hộ kinh doanh rất nhiệt tình, niềm nở dù du khách có mua hàng hay không
Chị Kim Yến (đến từ Thái Bình) cho hay được các hộ kinh doanh rất nhiệt tình, niềm nở dù du khách có mua hàng hay không

Đọc thêm

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật 'Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN'

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các nghệ nhân và đơn vị tham gia chương trình.
Tối 20/10, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (tỉnh Ninh Bình), Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hành trình tỏa sáng của những bóng hồng thể thao

Nghị lực dệt nên cô gái vàng Nguyễn Thị Oanh của ngày hôm nay. (Ảnh: Ngọc Dương)
(PLVN) - Tại các đấu trường thể thao khắc nghiệt, đã không ít lần chúng ta thấy những vận động viên nữ Việt Nam khẳng định sức mạnh, tài năng của mình bằng những huy chương mang về cho đất nước. Từ giây phút thi đấu căng thẳng cho đến khoảnh khắc chạm đỉnh vinh quang, hành trình tỏa sáng của những bóng hồng này đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho phái nữ.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

Rầu lòng 'vợ chồng nhí' nơi đại ngàn

Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được tuyên truyền phòng chống tảo hôn, buôn bán người dưới nhiều hình thức.
(PLVN) - Dù rất nhiều nỗ lực, song ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết, gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và xã hội…

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
(PLVN) - Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945) nhằm giúp độc giả có một hình dung vừa bao quát vừa cụ thể, thấy được sự chuyển mình của Hà Nội trong quá trình trở thành một “thành phố Pháp” - thủ phủ của Liên bang Đông Dương, cuốn sách của tác giả Đào Thị Diến đã xây dựng một hệ thống lớp lang gồm 40 bài viết về hầu khắp các phương diện của lịch sử Hà Nội thời kỳ này.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng: Ngọn lửa sáng mãi của thanh niên Việt Nam

Anh hùng Lý Tự Trọng (1914 - 1931)
(PLVN) - Từ 93 năm trước, người đoàn viên, thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng tuyên bố trước tòa án thực dân: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”! Câu nói bất hủ ấy đã thắp lên ngọn lửa thôi thúc bao thế hệ thanh niên đứng lên đấu tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc - trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ ngày nay nêu cao tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước.