Làng chài - nét văn hóa độc đáo trên Vịnh Hạ Long

Làng chài trên Vịnh Hạ Long.
Làng chài trên Vịnh Hạ Long.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hai làng chài Cửa Vạn và Vung Viêng trên Vịnh Hạ Long là những ngôi làng chài cổ từng thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Trong đó, làng chài Cửa Vạn đã nhiều lần lọt tốp những ngôi làng đẹp và ấn tượng nhất thế giới, được bình chọn bởi nhiều chuyên trang về du lịch nổi tiếng.

Làng chài cổ trên vịnh Hạ Long, được tái hiện cuộc sống ngư dân đầu tiên, từ thế kỷ 19, của Di sản thiên nhiên thế giới

Từ đầu thế kỷ 19, ngư dân Giang Võng, Trúc Võng đã có mặt trên vịnh Hạ Long mà hậu dụê của họ là những người dân chài sống trên các làng chài nổi Ba Hang, Cống Tàu, Vông Viêng, Cửa Vạn ngày nay. Họ là những chủ nhân đầu tiên của di sản vịnh Hạ Long và bằng chính cuộc sống của mình, họ đã tạo nên những giá trị văn hóa nhân văn độc đáo cho vùng non nước này.

Làng chài Cửa Vạn nổi tiếng là một làng chài cổ với những ngôi nhà bè nổi trên mặt nước, có bề dày văn hóa từ rất lâu đời, mang đậm dấu ấn của những cư dân biển. Làng chài Cửa Vạn nằm giữa vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ, kéo dài từ vụng Tùng Sâu đến đảo Hang Trai cách cầu cảng Bãi Cháy cũ chừng 20km về phía Nam trong vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Nguyên bản làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng, nằm giữa một vụng biển lặng sóng rất lý tưởng cho các loại tàu neo đậu, bao quanh là những núi đá vôi có tên Vạ Giá - Cửa Vạn. Không chỉ là nơi trú ngụ của cư dân Cửa Vạn, Cửa Vạn còn là trung tâm văn hóa của tất cả các làng chài khác trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Hàng năm cứ đến dịp rằm Trung Thu, hầu hết cư dân trên vịnh lại tập trung về Cửa Vạn dự ngày hội làng, vui chơi và ca hát cùng nhau với các màn hát giao duyên, hát ghẹo, hát chèo đường, hò đối... của các đôi nam nữ.

Tháng 3/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai Dự án tái định cư cho người dân làng chài, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng hỗ trợ cho hộ dân làng chài di chuyển lên bờ, xây dựng Khu tái định cư Cái Xà Cong ở phường Hà Phong (thành phố Hạ Long). Đến nay, gần 330 hộ dân làng chài với khoảng 3.000 nhân khẩu thuộc bảy làng chài nằm trong vùng lõi của Vịnh Hạ Long đã được lên bờ nhận nhà và ổn định cuộc sống. Tại nơi ở mới, ngư dân làng chài cũ được chính quyền địa phương tạo điều kiện giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn để các hộ đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền... Nhiều ngư dân tiếp tục bám biển làm nghề đánh bắt cá hoặc tham gia trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long.

Để gìn giữ nét đẹp văn hóa làng chài trên Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2014-2020. Trong đó, mỗi làng chài đều gắn với một mô hình phát triển du lịch riêng biệt.

Làng chài Ba Hang là mô hình làng chài gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, trồng rừng; đưa đón khách tham quan; cho thuê kayak; bán hàng lưu niệm.

Làng chài Hoa Cương Hạ Long nuôi cá lồng, chợ hải sản, giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng hải sản, cung cấp vật tư và dịch vụ ăn uống.

Làng chài Cửa Vạn là làng chài tự quản gắn với Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, trưng bày không gian sinh hoạt cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa làng chài; dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan làng chài, hệ sinh thái rừng; leo núi, xem động vật hoang dã trên núi.

Làng chài Vông Viêng đánh bắt hải sản bằng công cụ truyền thống, trải nghiệm cuộc sống ngư dân; dịch vụ lưu trú; tham quan nuôi nuôi trai lấy ngọc; giới thiệu các nghề truyền thống và ngư cụ truyền thống; du lịch trải nghiệm “Đánh cá cùng ngư dân”.

Khu tái định cư mới Cái Xà Cong của ngư dân từ Vịnh Hạ Long lên định cư trên bờ là mô hình làng chài tái định cư tiêu biểu; dịch vụ bán hải sản, đồ lưu niệm, thủ công; thưởng thức ẩm thực, duy trì các hoạt động đánh bắt, nuôi hải sản để hỗ trợ dịch vụ… Cùng với các sản phẩm du lịch đặc trưng, Quảng Ninh xây dựng một số tour, tuyến tham quan trên Vịnh Hạ Long gắn với phát triển sản phẩm du lịch làng chài.

Trung tâm bảo tồn làng chài Vung Viêng trên Vịnh Hạ Long.

Trung tâm bảo tồn làng chài Vung Viêng trên Vịnh Hạ Long.

Đặc biệt, năm 2019, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiếp tục triển khai Dự án Bảo tồn, phát huy một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên vịnh Hạ Long. Dự án bao gồm các nội dung chính: Sửa chữa, di chuyển các nhà bè bảo tồn, lớp học, thư viện; sưu tầm, trưng bày, bảo quản hiện vật tại khu vực Cửa Vạn và khu tái định cư Cái Xà Cong; tái hiện mô hình lớp học nổi; truyền dạy, trình diễn hát giao duyên và tập huấn đan lờ, đan lưới… Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 1,5 tỷ đồng, trích từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Mục tiêu nhằm bảo tồn và phát huy bền vững, hiệu quả các giá trị văn hóa làng chài; biến thành những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút và kéo dài thời gian tham quan của khách du lịch trên vịnh.

Đến nay, dự án đã hoàn thành sắp xếp 20 nhà bè bảo tồn, tái hiện mô hình lớp học nổi; biên tập, dàn dựng 2 kịch bản hát giao duyên và truyền dạy 23 thành viên là các thế hệ trẻ dân làng, hướng dẫn viên của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các doanh nghiệp chèo đò trên vịnh Hạ Long. Cùng với đó, thực hiện truyền dạy kỹ thuật đan, chế tạo hệ thống truyền thông cho 10 cán bộ công nhân viên của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long; xây dựng phim tài liệu "Văn hóa làng - Di sản giữa lòng sản xuất"; sưu tầm bổ sung trên 50 hiện vật, hàng trăm bức ảnh về đời sống sinh hoạt cộng đồng dân làng chơi trên vịnh Hạ Long…

Không chỉ tạo nên một không gian văn hóa sinh động, Dự án đã thật sự tạo ra những dịch vụ, sản phẩm du lịch hấp dẫn từ những giá trị văn hóa phi vật thể lâu đời của Vịnh Hạ Long. Dự án đã được nghiệm thu vào ngày 20/5/2020; bước đầu nhận được đánh giá tích cực của các sở, ngành về hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người dân chài trên vịnh. Đây đồng thời sẽ là cơ sở để Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án, biến không gian văn hóa vạn chài trở thành 1 điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá miền đất di sản Quảng Ninh.

Bảo tồn làng chài cổ trên Vịnh Hạ Long - là giữ lại nét văn hóa độc đáo trong lòng di sản thiên nhiên thế giới

Mới đây, vào ngày 26/9, bè nổi Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên vịnh bị chìm xuống biển do môi trường biển, nước mặn và thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng gió, các nhà bè làm từ gỗ, dựng trên hệ thống phao đã dần xuống cấp, có nguy cơ bị chìm, không đảm bảo an toàn cho hoạt động tham quan, trải nghiệm của khách du lịch.

Khu bảo tồn lớp học làng chài trên Vịnh Hạ Long bị chìm do xuống cấp theo thời gian.

Khu bảo tồn lớp học làng chài trên Vịnh Hạ Long bị chìm do xuống cấp theo thời gian.

Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên Vịnh Hạ Long là bè nổi có kiến trúc nhà gỗ hai phòng học, phao nổi được làm bằng các thùng phi. Trước đây, bè nổi này là nơi dạy học cho trẻ em là con của ngư dân hai làng chài Vung Viêng, Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long. Từ khi thành phố Hạ Long thực hiện di dân làng chài trên vịnh lên bờ sinh sống, các lớp học trên không còn. Bè nổi trở thành Khu Bảo tồn lớp học làng chài phục vụ khách tham quan.

Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường cho biết, cùng với việc giữ gìn, bảo tồn cho các giá trị văn hóa ở làng chài, việc lo sinh kế cho cộng đồng dân cư đang sinh sống trên vịnh hết sức quan trọng. Ban đang rà soát các cơ sở pháp lý trong việc giao mặt nước, cho phép được nuôi trồng thủy sản bền vững, các quy trình, thủ tục trình tự, đảm bảo các cơ sở pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định bảo vệ di sản.

Đồng thời, Ban đang tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo Vịnh Hạ Long. Quy hoạch này là định hướng quan trọng để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch và đặc biệt là cơ sở pháp lý để kêu gọi các doanh nghiệp, cộng đồng nhân dân có hoạt động đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, thu hút đông đảo du khách đến với Vịnh Hạ Long và có thêm các sản phẩm độc đáo phục vụ du khách.

Trước mắt, Ban Quản lý Vịnh phân loại những công trình, xây dựng kế hoạch sửa chữa, phục dựng các công trình kiến trúc liên quan đến giá trị văn hóa làng chài. Những công trình không còn sử dụng được sẽ loại bỏ, để phục dựng mới, trên cơ sở bảo tồn nguyên gốc kiến trúc cũng như hình thái của các công trình kiến trúc cũ, song độ an toàn phải cao hơn, chống chịu được thời tiết, đặc biệt là chống chịu được sự bào mòn của nước biến, gió biển. Ban Quản lý cũng đã đề xuất với UBND tỉnh trích từ nguồn thu phí tham quan Vịnh Hạ Long để lại cho thành phố Hạ Long hàng năm đưa vào nguồn kinh phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các trung tâm làng chài trên vịnh.

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế. (Ảnh: Du lịch khám phá)

Bảo vệ không gian diễn xướng cho ca Huế

(PLVN) - Các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc lo lắng, ca Huế bị pha tạp khi trình diễn cho du khách. Ca Huế bị “bôi bác” bởi một số người mang danh nghệ sĩ ca Huế tự chế những lời mới thô tục thay vì điệu ca, lời cổ và phá nát âm hưởng ca Huế. Để “dẹp loạn ca Huế pha tạp” này, ngày 13/5/2024, các thuyền du lịch có tổ chức biểu diễn ca Huế phải lắp đặt các camera giám sát tại khu vực biểu diễn kết nối với hệ thống thông tin của Sở VHTT Thừa Thiên Huế và Tổ kiểm tra liên ngành về ca Huế.

Đọc thêm

Hà Nội: Không gian sáng tạo nghệ thuật hướng tới công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Không gian sáng tạo nghệ thuật hướng tới công nghiệp văn hóa
(PLVN) - Giữa lòng Hà Nội, các nhà sáng tạo đã gửi gắm tình yêu qua những không gian nghệ thuật, gắn với di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, thân thiện môi trường. Các thiết kế đã phát huy truyền thống lịch sử văn hóa đất Kinh kỳ ngàn năm, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.

Sắc đỏ Đồi A1

Mỗi tháng 5 về, màu hoa phượng đỏ thắm trên đỉnh Đồi A1 để lại những cảm xúc đặc biệt cho bất cứ ai đến đây. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chẳng biết tự khi nào, trong trái tim mỗi người con dân nước Việt, màu đỏ trở thành một màu sắc thiêng liêng và thấm đẫm tự hào. Màu đỏ thắm của lá quốc kỳ “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”, tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất với biết bao hy sinh của muôn triệu đồng bào, đồng chí.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Nâng cao giá trị của các loại bánh dân gian truyền thống Nam Bộ

Nâng cao giá trị của các loại bánh dân gian truyền thống Nam Bộ
(PLVN) - Trong khuôn khổ Ngày hội thi Bánh dân gian Nam Bộ TP Cà Mau lần thứ IV năm 2024, Ban tổ chức Ngày hội bánh dân gian đã tổ chức hội thi trình diễn làm bánh dân gian Nam Bộ, gói bánh tét... Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn và đông đảo du khách tham quan, cổ vũ tại Ngày hội năm nay.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.