Ông Nguyễn Xuân Ban (ở Quảng Nam) là gương điển hình với nghề nuôi tôm.
Trong 10 năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội.
Đại đa số các làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa đều thực hiện đầy đủ năm tiêu chuẩn với 21 tiêu chí. Theo đó, đời sống kinh tế ở các làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa ổn định và từng bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, cơ sở hạ tầng sinh hoạt của gia đình và cộng đồng được nâng lên. Trên 8.000 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu được khen thưởng ở các cấp. Trên 70% số làng văn hóa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Gần 80% số làng văn hóa đạt chuẩn về vệ sinh môi trường...
Cuộc vận động góp phần tích cực vào việc xây dựng khu dân cư lành mạnh. Những năm qua, Mặt trận tổ quốc cùng ngành công an và các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở đã củng cố và duy trì 650.980 Tổ an ninh nhân dân, Tổ dân phòng làm nòng cốt trong Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, duy trì hoạt động 125.000 Tổ hòa giải với gần 500.000 hòa giải viên, đã tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc ở cộng đồng dân cư làm hạn chế tình trạng phát sinh tội phạm từ nguyên nhân mâu thuẫn ở khu dân cư.
Giảm 60% nạn bói toán, mê tín
Việc tổ chức tang lễ ở các địa phương đều được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội. Các tập tục lạc hậu trong đám tang, nhất là một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm đáng kể. Nhiều địa phương đã khắc phục hủ tục trong việc tang như: Bình Định, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum...; xây dựng và phát huy các hình thức trợ tang, giúp đỡ tang chủ: Tiền Giang, Ninh Binh, Bắc Ninh...
Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trong các lễ hội được phục dựng, làm phong phú giá trị văn hoá lễ hội. Hoạt động lễ hội gắn với phát triển du lịch và trung tu, tôn tạo di tích - lịch sử văn hoá mang lại nhiều kết quả khích lệ. Nhiều địa phương đã tổ chức các lễ hội truyền thống, khôi phục các trò chơi dân gian đặc sắc và thực hiện tốt các quy chế về lễ hội như Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Cà Mau, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng...
Một số địa phương đã kết hợp công tác chống mê tín dị đoan với việc xây dựng các nơi thờ tự văn minh như Tây Ninh, Tiền Giang. Trong tổ chức lễ hội, nạn cờ bạc, cá độ giảm 60%, hoạt động mê tín, dị đoan giảm 59%, tổ chức tràn lan, lãng phí giảm 47%.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” không thể thiếu những gương điển hình. Ví như: ông Nguyễn Xuân Ban (Quảng
Họ là những người đại diện cho 1,2 triệu gương được tôn vinh trong 10 năm qua. Họ đã góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế; xây dựng cơ sở chính trị lành mạnh; chăm lo phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Tại Hội nghị, các cấp ngành đã thể hiện quyết tâm sẽ đẩy mạnh thực hiện phong trào giai đoạn 2011-2015 với chỉ tiêu: Các chỉ tiêu phấn đấu của phong trào giai đoạn 2011-2015 là 70% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 60% làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu phố... được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa; 70% đơn vị, cơ quan, công sở... đạt chuẩn văn hóa; 10% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 30% người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.