Làm gì để phòng 'bom nổ chậm' trên tàu cá?

Nhiều vụ cháy tàu cá đã xảy ra gây thiệt hại nặng nề.
Nhiều vụ cháy tàu cá đã xảy ra gây thiệt hại nặng nề.
(PLO) - Mỗi năm, khoảng chục vụ cháy nổ tàu cá xảy ra trên biển. Cháy nổ tàu cá không chỉ gây thiệt hại lớn về người và tài sản mà còn dẫn tới nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường.

“Bom nổ chậm” trên tàu cá

Cả nước hiện có 128.000 tàu cá, trong đó tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 24.000 tàu, với trên 400.000 người lao động trên biển. Một trong những rủi ro ngư dân phải đối mặt là cháy nổ tàu cá. Mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng chục vụ cháy nổ tàu cá làm tàu bị chìm hay phá hủy hoàn toàn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, nhiều người mất mạng. 

Sáng 18/3/2016, tàu cá 96046TTH do ông Trương Viết Rơ (48 tuổi, ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm thuyền trưởng cùng 8 ngư dân đang trên đường về cảng Thuận An, huyện Phú Vang bất ngờ phát nổ. Hậu quả 2 người bị “thổi bay” xuống biển, 6 người khác bị thương phải đưa tới Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. 

Cơ quan chức năng phát hiện 2 trong số 3 bình ắc quy của tàu đã nổ tung nên nguyên nhân cháy nổ tàu cá được xác định là do nổ bình ắc quy. Vụ cháy nổ tàu cá khiến gia đình ông Rơ mất gần 300 triệu đồng để sửa tàu và hơn 100 triệu chi phí thuốc thang cho các thuyền viên. Dù sao ông Rơ còn may mắn hơn nhiều chủ tàu khác vì với những chủ tàu bị cháy rụi hoàn toàn cả con tàu thì thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. 

Ngày 24/6/2016, khi đang hoạt động trên vùng biển cách đảo Hòn Thơm (Phú Quốc, Kiên Giang) 10 hải lý về phía Tây Nam thì tàu cá CM 98984TS do ông Nguyễn Thanh Nhã (ở huyện Sông Đốc, Cà Mau) làm chủ phát nổ, sau đó chìm xuống biển. Nguyên nhân là do máy tàu bị kẹt ga, không tắt được máy. Máy nổ lâu gây nóng, phát nổ khiến 3 ngư dân văng xuống biển mất tích, 4 người khác bị thương nặng. 2 ngày sau, lực lượng cứu hộ mới vớt được 2 thi thể ngư dân bị nạn trong ca bin của tàu tai nạn. 

Những vụ tai nạn nổ bình gas trên tàu cá liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn cháy nổ, khi sử dụng gas trên biển đối với bà con ngư dân. Một vấn đề không mới nhưng đại đa số bà con ngư dân ít quan tâm khi ra khơi. Khoảng 20 năm trở lại đây ngư dân bắt đầu chuyển sang dùng gas để nấu ăn trên tàu cá và thường đưa nhiều bình gas lên tàu để phục vụ nấu ăn trong quá trình đánh bắt xa bờ.

Đa phần các tàu cá đều trang bị các bình gas loại 12kg để sử dụng cho việc nấu ăn trên biển. Có tàu mang theo 4 - 6 bình gas được cột thành “chùm” trên ca bin tàu, phơi sương phơi nắng, có bình đã hoen gỉ do tiếp xúc nhiều với nước biển. Khi đun nấu giữa biển, sóng nước lên xuống, mất thăng bằng nên dễ dẫn đến cháy nổ. Mặt khác, các bình gas, bếp gas, van và các ống nối dẫn gas trên tàu rất dễ bị gỉ sét do bị nhiễm mặn, làm rò rỉ gas. Đã có nhiều vụ cháy nổ tàu cá là do bình gas xì hơi hay phát nổ.

Ngày 24/8/2015, khi đang đánh bắt trên vùng biển Tây Nam Côn Đảo, tàu cá TV 94066TS của ông Đồ Văn Út (ở thị trấn Định An, huyện Trà Cú, Trà Vinh) đã bốc cháy dữ dội rồi chìm xuống biển, 3 thuyền viên trên tàu bị bỏng nặng. Biển động, sóng to, gió lớn khiến bình gas loại 12 kg của tàu bất ngờ bị rơi xuống hầm máy. Do va đập mạnh, bình gas xì hơi rồi bốc cháy dưới sức nóng của ống khói máy tàu. Lửa lan nhanh ra các thùng phuy đựng dầu gây cháy dữ dội làm 3 thuyền viên bị bỏng nặng phải nhảy xuống biển thoát thân, sau đó được một tàu cá khác cứu vớt  kịp thời. Sau 4 giờ cháy, con tàu bị thiêu rụi và chìm hoàn toàn. Tổng thiệt hại vụ cháy tàu ước tính khoảng 7 tỉ đồng. 

Rạng sáng ngày 16/9/2015, trên hành trình vào bờ, cách Côn Đảo 30 hải lý, tàu cá BV 97799TS do bà Phạm Thị Ngọc (SN 1975, ở phường 2, TP Vũng Tàu) làm chủ phát nổ như bị đánh bom làm 15 trong tổng số 18 ngư dân thiệt mạng, tàu bị chìm.

Xử trí thế nào?

Trong đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển vừa qua, tổ nghiệp vụ của Chi cục Kiểm ngư số 2 đã chỉ ra nhiều sai phạm có nguy cơ dẫn tới cháy nổ của các tàu cá như: Hệ thống điện chưa bảo đảm, còn câu mắc tùy tiện, nguy cơ chập điện rất cao. Thiếu bình cứu hỏa, hoặc có bình cứu hỏa nhưng hết hạn sử dụng, thậm chí thuyền viên không biết sử dụng bình cứu hỏa. Ống xả của máy tàu không được quấn amiăng cách nhiệt, hoặc chưa có biện pháp cách nhiệt an toàn... nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn lao động rất cao.

Báo cáo của Chi cục Kiểm ngư số 2 cho thấy: Nguyên nhân chính của các vụ cháy tàu, thuyền là do thuyền viên, nhân viên trên tàu thiếu kiến thức, có tư tưởng chủ quan dẫn tới vi phạm công tác an toàn phòng, chống cháy nổ như: hút thuốc, đun nấu ở những nơi dễ cháy, nổ; sử dụng điện, gas, xăng dầu tùy tiện, không đúng quy trình; không cắt cử người trực khi vận hành máy móc; không đề phòng cháy, nổ có thể xảy ra. Các tàu, thuyền thường hoạt động độc lập, xa bờ, vì vậy khi hỏa hoạn xảy ra việc hỗ trợ chữa cháy của các lực lượng chuyên trách, các tàu, thuyền xung quanh gặp rất nhiều khó khăn và thường để gây thiệt hại lớn.

Bên cạnh đó, cháy tàu, thuyền còn do chủ tàu chủ quan hoặc muốn cắt giảm chi phí, chưa đầu tư đúng mức về con người cũng như mua sắm, bổ sung trang thiết bị bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Hệ quả của việc làm này là nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra do sự bất cẩn của con người và khi cháy tàu, các thủy thủ, nhân viên trên tàu chưa xử lý kịp thời, không có thiết bị chữa cháy phù hợp, hiệu quả.

Theo khuyến nghị của lực lượng kiểm ngư, để giảm thiểu nguy cơ cháy tàu, thuyền của ngư dân các cơ quan ban ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về “An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ”; đồng thời mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho thủy thủ, thuyền viên kiến thức cần thiết về công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như kỹ năng sống khi lao động trên biển. Các cơ quan đăng kiểm, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng kỹ thuật các tàu cần chú trọng kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không bảo đảm công tác an toàn phòng chống cháy, nổ. 

Các chủ tàu cần quan tâm đầu tư kinh phí để lắp đặt hệ thống điện, các vật liệu chống cháy, sơn phủ cách nhiệt tại các vị trí có nguy cơ cháy cao, thường xuyên luyện tập xử lý các tình huống cháy, nổ có thể xảy ra. 

Khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng cũng như các thuyền viên cần bình tĩnh xác định vật liệu cháy để sử dụng phương tiện tại chỗ dập lửa. Trong trường hợp đám cháy phát triển rộng, ngoài tầm kiểm soát cần phát tín hiệu cứu nạn để kêu gọi sự hỗ trợ của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong khu vực và các tàu xung quanh.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.