Làm gì để đối phó với “gánh nặng kép” ung thư - COVID?

Xét nghiệm COVID-19 cho bệnh nhân tại Bệnh viện K.
Xét nghiệm COVID-19 cho bệnh nhân tại Bệnh viện K.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hiện tại, ung thư vẫn là căn bệnh nan y. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, các bệnh nhân ung thư là đối tượng cần được dự phòng cao nhất.

Nỗi lo chồng nỗi lo

Theo số liệu Globcan năm 2020, hàng năm chúng ta có khoảng 182 nghìn ca ung thư mới mắc và có khoảng 122 nghìn ca tử vong do ung thư. Thời gian qua, nhờ có các chương trình giáo dục sức khỏe, truyền thông, các chương trình phòng chống ung thư quốc gia được thực hiện hiệu quả trên khắp cả nước mà tỷ lệ bệnh nhân đến viện khám, điều trị ở giai đoạn sớm hơn.

TS. BS Nguyễn Tiến Quang - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện K cho biết, chúng ta đã trải qua giai đoạn phẫu thuật tàn phá chuyển sang giai đoạn phẫu thuật thu nhỏ hơn vừa đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh ung thư vừa đảm bảo chất lượng sống cho người bệnh. Không chỉ vậy, phẫu thuật mới được áp dụng thường quy hơn như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật sinh thiết hạch cửa và gần đây có phẫu thuật nội soi Robot được áp dụng ở một số bệnh viện trên cả nước.

Hiện tại hầu hết các kỹ thuật xạ trị tiên tiến đều được áp dụng tại Việt Nam với các máy móc được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu chuyên môn như kỹ thuật xạ trị IMRT, VIMAT, xạ trị định vị thân, xạ phẫu, xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh… Với tiến bộ này, kết quả điều trị bằng xạ trị cho người bệnh ung thư được nâng cao, quan trọng hơn là giảm tác dụng phụ của xạ trị, qua đó đảm bảo chức năng sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tuy vậy, ung thư vẫn là một căn bệnh nan y khó chữa, hiện nay nỗi lo lại chồng nỗi lo trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện K cho biết, hiện tại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động điều trị người bệnh ung thư trên khắp cả nước, bệnh viện thiếu nhân lực, nguồn lực cũng bị hạn chế do phải đầu tư vào công tác phòng chống dịch trong thời gian dài, khó khăn trong tiếp cận khoa học khi bị giãn cách, hạn chế đi lại, giao lưu học hỏi với các chuyên gia quốc tế và khó khăn nữa đến từ khó khăn của chính người bệnh - là những người cũng bị COVID-19 tác động đến cuộc sống thường ngày của họ.

Những người mắc bệnh nền, trong đó có bệnh ung thư sẽ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn nếu mắc COVID-19 trong khi đang điều trị với các liệu pháp ung thư. Trong số đó có 2 bệnh có ảnh hưởng rõ rệt nhất nếu mắc COVID-19 là ung thư phổi và ung thư hệ tạo huyết. Các bệnh ung thư khác việc mắc COVID-19 ảnh hưởng như thế nào tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và các phương pháp điều trị ung thư đang được áp dụng.

Theo TS. BS Nguyễn Tiến Quang, một điều đơn giản ai cũng có thể thấy là mắc bệnh COVID-19 trong khi đang điều trị bệnh ung thư thì ít nhất người bệnh phải tạm trì hoãn điều trị đến khi bệnh COVID-19 ổn định. Như vậy, tùy thuộc thời gian trì hoãn, nếu trì hoãn dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh ung thư. Thêm vào đó, thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta bùng phát nhiều đợt, việc đi khám sàng lọc ung thư cũng không được chú trọng, người dân có tâm lý sợ đến bệnh viện nên đôi khi để bệnh ở giai đoạn quá muộn mới đến khám. Hoặc có trường hợp người bệnh đang điều trị bằng hóa trị, xạ trị xuất hiện tác dụng phụ nhưng tâm lý sợ đến bệnh viện nên để biến chứng nặng dẫn đến tử vong…

Đẩy mạnh công tác dự phòng

Để chủ động đối phó với những tác động của COVID-19 lên bệnh nhân ung thư – một trong những đối tượng phải dự phòng cao nhất hiện nay, TS. BS Nguyễn Tiến Quang cho hay, ngay từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đầu năm 2020, Bệnh viện K đã cập nhật nắm bắt các thông tin về dịch bệnh nói chung và ảnh hưởng của dịch bệnh đến bệnh nhân ung thư nói riêng để hướng dẫn cho nhân viên y tế và người bệnh các thông tin cần thiết nhằm phòng chống lây nhiễm COVID-19.

Hiện nay, việc tiêm phòng vaccine COVID-19 đã được khuyến cáo đối với tất cả các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, trừ trường hợp có chống chỉ định. Chúng ta đã thấy hiệu quả của vaccine qua các con số báo cáo hàng ngày về số ca mắc, số ca tử vong trong ngày do COVID-19. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bệnh nhân ung thư lo sợ việc tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh hoặc sợ tiêm vaccine trên bệnh nhân sẽ bị nhiều tác dụng phụ hơn… nên đã từ chối tiêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính người bệnh ung thư.

Nhận định dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài, chưa xác định thời gian kết thúc cũng như xu hướng về mức độ nguy hiểm của bệnh, vị chuyên gia này đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh ung thư như: thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tiếp tục thực hiện các chỉ đạo hướng dẫn về phòng bệnh COVID-19 theo các khuyến cáo cập nhật từng thời điểm; tuân thủ các hướng dẫn trong quá trình điều trị bệnh ung thư, phối hợp tốt với nhân viên y tế để xử lý các tình huống phát sinh như tác dụng phụ của điều trị, nhiễm COVID-19 trong quá trình điều trị; luôn nâng cao tinh thần lạc quan, tin tưởng, duy trì luyện tập và chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể vừa tiếp tục điều trị ung thư vừa tăng sức đề kháng phòng lây nhiễm COVID-19.

Trường hợp không may mắc COVID-19, TS. BS Nguyễn Tiến Quang khuyến cáo, người dân không nên hoang mang, lo sợ, phải phối hợp tốt với y tế địa phương và bác sĩ điều trị ung thư để có hướng giải quyết sớm nhất, phù hợp nhất.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, bao gồm người có bệnh nền và ung thư. Nếu người bệnh đang điều trị ung thư bằng các phương pháp có tác dụng ức chế miễn dịch như hóa trị, tế bào gốc, ghép tủy hoặc liệu pháp tế bào thì bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn tiêm và đợi cho đến khi hệ thống miễn dịch được phục hồi lại; hoặc có thể đợi một vài tuần sau khi tiêm vaccine để điều trị ức chế miễn dịch…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.