Làm gì để công nghiệp giải trí Việt ngày càng chuyên nghiệp?

“Mắt biếc” - một trong những bộ phim thành công về cả doanh thu và tính nghệ thuật của thị trường điện ảnh trong nước.
“Mắt biếc” - một trong những bộ phim thành công về cả doanh thu và tính nghệ thuật của thị trường điện ảnh trong nước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngành giải trí Việt Nam hiện nay đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để công nghiệp giải trí Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp hóa và bắt kịp các nước phát triển, cần phải có nhiều nỗ lực và một hành trình dài hơi.

Những bước đi mạnh mẽ

Tại Hội nghị đánh giá 5 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT&DL) Trần Hoàng cho biết, phát triển công nghiệp văn hoá đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng của mỗi quốc gia. Đồng thời, công nghiệp văn hoá góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Theo số liệu thống kê và đánh giá của Bộ VH-TT&DL, tính đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu khoảng 8.081 tỷ USD, tương đương 3,61% GDP.

Trong lĩnh vực điện ảnh, năm 2019, tổng doanh thu đạt trên 4,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, điện ảnh Việt Nam chiếm khoảng 29% doanh thu với khoảng 1,15 nghìn tỷ đồng. Trong nghệ thuật biểu diễn, năm 2022, 12 đơn vị nghệ thuật Trung ương đã dàn dựng 112 chương trình, 82 vở diễn, 1.682 buổi biểu diễn, thu hút 15.629.482 lượt xem. Kinh phí ước tính từ các buổi biểu diễn có bán vé đạt hơn 35 tỷ đồng.

Đối với quảng cáo, năm 2020, doanh thu từ hoạt động quảng cáo của đài Phát thanh - Truyền hình đạt khoảng 7.250 tỷ đồng. Trước đó năm 2019, doanh thu quảng cáo trên truyền hình đạt 45 tỷ đồng, quảng cáo ngoài trời 1.445 tỷ đồng, internet 16.662 tỷ và tổng doanh thu quảng cáo trên các phương trên các phương tiện là 65.408 tỷ đồng…

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các show diễn quốc tế của nghệ sĩ danh tiếng. Đơn cử, chỉ trong tháng 7 vừa qua có đến 2 sự kiện lớn mang tầm quốc tế là show của nhóm nhạc Hàn Quốc Black Pink và nghệ sĩ quốc tế Charlie Puth xuất hiện tại sự kiện đại nhạc hội 8Wonder.

Cạnh đó, nhiều nghệ sĩ Việt bằng nỗ lực cập nhật xu thế, tận dụng mạng xã hội để bước ra thế giới với những MV “triệu view”, “tỉ view”, với những bộ phim được mua kịch bản, nhiều tác phẩm hội họa gây được tiếng vang ở các buổi triển lãm quốc tế...

Đối với thị trường nội địa, ngành giải trí Việt những năm qua đã bước những dấu ấn đáng kể. Người tiêu dùng Việt ngày càng thêm yêu quý và ủng hộ sản phẩm của làng giải trí Việt cũng như có ý thức cao về vấn đề bản quyền trong các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh...

Những bước tiến mạnh mẽ và những con số ấn tượng ấy có thể cho thấy được bức tranh đầy khởi sắc của công nghiệp giải trí Việt những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi triển khai đồng bộ Chiến lược phát triển. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn còn cách xa mốc “chuyên nghiệp”. Những sản phẩm văn hóa của Việt Nam được nhận định là chưa có sút thu hút trên toàn cầu, chưa nhiều sản phẩm đẳng cấp để định hình được cá tính nghệ thuật và thương hiệu quốc gia. Sản phẩm công nghiệp văn hóa của Việt Nam chưa đa dạng, phong phú, kém hấp dẫn, thiếu tính độc đáo, ứng dụng nên chưa đáp ứng được thị hiếu và thẩm mỹ ngày càng cao của người xem trong và ngoài nước.

Điều này có thể được nhìn thấy trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc... Các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc vẫn mang tính “chập chờn” về mặt chất lượng, lúc thì ở “đỉnh cao”, lúc lại bị khán giả quay lưng, thất bại nặng nề. Các sản phẩm của công nghiệp giải trí vẫn chưa có được phong độ ổn định, cũng như chưa đủ chiều sâu lẫn giá trị nghệ thuật để có thể được khán giả yêu thích lâu dài. Nghệ sĩ Việt Nam, không nói về tài năng nghệ thuật, nhưng tính về mức độ chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật, trong tương tác với khán giả, trong xây dựng thương hiệu cá nhân, cũng như ở cả khả năng quốc tế hóa, so với nghệ sĩ thế giới vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.

Học hỏi bên ngoài, phát huy nội lực

Mỹ Tâm, một trong những nghệ sĩ được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp.

Mỹ Tâm, một trong những nghệ sĩ được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp.

Hiện nay, các nền công nghiệp giải trí đầu tàu của thế giới có thể kể đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc... Sự chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh lớn đã đem lại cho các thị trường giải trí nói trên nguồn thu khổng lồ, khẳng định thương hiệu giải trí. Cạnh đó, sự lớn mạnh của công nghiệp giải trí các nước này còn có tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhiều lĩnh vực khác như du lịch, thương mại...

Một đơn cử về thị trường âm nhạc của Hàn Quốc, theo ước tính, nền công nghiệp âm nhạc của nước này đang phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, mang về khoảng 10 tỷ USD cho nước này mỗi năm. Theo thống kê, với 1 tỷ USD xuất khẩu sản phẩm âm nhạc sẽ thúc đẩy thêm 2 tỷ USD nữa về các sản phẩm liên quan, từ thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn…

Để có được điều này, Hàn Quốc đã trải qua một hành trình dài để phát triển một công nghiệp giải trí chuyên nghiệp và thành công, và có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu từ họ. Hàn Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào việc đào tạo và phát triển tài năng trong ngành công nghiệp giải trí. Họ có các học viện và trường đào tạo chuyên nghiệp cho diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất... giúp tạo ra những nghệ sĩ và chuyên gia có chất lượng cao. Cạnh đó, thị trường giải trí Hàn Quốc luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong sáng tạo. Từ các bộ phim truyền hình, show thực tế đến âm nhạc, họ đầu tư vào việc tạo ra các tác phẩm có nội dung sâu sắc, gây cảm hứng và thấm vào lòng khán giả. Hàn Quốc cũng đã thành công trong việc xuất khẩu các nội dung giải trí, như K-Pop, phim truyền hình, show thực tế... tạo ra cơ hội kinh doanh lớn và cũng giúp lan tỏa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới.

Một yếu tố quan trọng cần học hỏi là việc Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp giải trí thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và hợp tác giữa doanh nghiệp và người tạo nội dung.

Còn Trung Quốc, một trong những công nghiệp giải trí phát triển nhanh nhất thế giới thì chuyên nghiệp hóa bằng nhiều yếu tố như đầu tư mạnh vào việc sản xuất các tác phẩm giải trí có chất lượng cao, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến và đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp Trung Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sáng tạo, đào tạo tài năng trẻ, tạo ra các cơ hội và sân chơi cho tài năng trẻ để thể hiện và phát triển khả năng sáng tạo của họ. Trung Quốc cũng đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc sản xuất và xuất khẩu nội dung giải trí. Điều này đã giúp lan tỏa văn hóa Trung Quốc ra thế giới và tạo cơ hội kinh doanh mới.

Một kinh nghiệm đáng lưu tâm là thị trường giải trí Trung Quốc đã rất nhạy bén khi tận dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm giải trí mới mẻ, chinh phục khán giả trong nước và quốc tế.

Theo các chuyên gia, hiện nay ưu thế của Việt Nam là có đội ngũ nghệ sĩ trẻ, có tài năng, năng động, nhanh nhạy và khả năng quốc tế hóa cao. Chúng ta cũng có một thế hệ nghệ sĩ gạo cội, đầy tài năng và nhiệt huyết, sẵn sàng đào tạo thế hệ trẻ. Việt Nam có một nền văn hóa sâu sắc, mạnh mẽ để làm nền tảng cho công nghiệp giải trí bứt phá. Hơn thế nữa, thị trường giải trí Việt Nam đang trở nên mới mẻ và đầy tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hóa, vươn lên thành một nền giải trí lớn mạnh, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nền giải trí phát triển nhanh và mạnh chung quanh, chúng ta cần hơn hết là vun đắp, phát triển nội lực của chính mình để ngày càng trở nên mạnh mẽ lên. Chúng ta rất cần chú trọng đến việc đầu tư vào hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, bao gồm việc xây dựng các trường đào tạo, học viện và khóa học chất lượng để phát triển nguồn nhân lực tài năng cho các lĩnh vực giải trí. Ngoài ra, còn cần đến các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững cho giải trí, chính sách hỗ trợ sáng tạo cho nghệ sĩ...

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là vấn đề bản quyền rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường giải trí lành mạnh và chuyên nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.