Lâm Đồng đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cao tốc đoạn Tân Phú – Liên Khương

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nối lên Đà Lạt là huyết mạch phát triển kinh tế, du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nối lên Đà Lạt là huyết mạch phát triển kinh tế, du lịch tỉnh Lâm Đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Lâm Đồng quyết tâm khởi công xây dựng dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trong năm 2023 và phấn đấu đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2026.

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương được xác định là 1 trong 16 công trình, dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2015.

Để dự án được khởi công và hoàn thành đúng tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và TP Bảo Lộc phải xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định canh, định cư cho người dân bị thu hồi đất phục vụ xây dựng Dự án là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm năm 2023. Các huyện phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo người dân bị thu hồi đất có chỗ ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, nhất là về hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hoá… và chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về kết quả thực hiện.

Cùng với đó, phải xây dựng quy định quản lý, sử dụng quỹ đất dọc tuyến đường cao tốc phù hợp, hiệu quả, có tính kết nối giao thông vào hệ thống đường gom và các nút giao liên thông với đường cao tốc; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2023.

Người đứng đầu tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các huyện trên chuẩn bị các điều kiện, nhiệm vụ cần thiết để chủ động thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngay sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt. Khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng của địa phương để theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án trên địa bàn; hoàn thành trong tháng 10/2023.

Trong khi đó, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh được giao phối hợp với Nhà đầu tư đề xuất Dự án tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư dự án. Chuẩn bị nội dung dự thảo văn bản thoả thuận giữa UBND tỉnh và nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định; hoàn thành trước ngày 10/2/2023.

Đồng thời, cần chủ động, đôn đốc nhà đầu tư đề xuất dự án đẩy nhanh hoàn thành các hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để triển khai thực hiện Dự án theo quy định; hoàn thành trong quý II/2023. Bên cạnh đó, xác định sơ bộ nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng Dự án; hoàn thành trong quý II/2023.

Ngoài ra, người đứng đầu tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường xác định quỹ đất (diện tích, vị trí, loại đất…) để sử dụng cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo hình thức giao đất có cùng mục đích sử dụng đất (tương ứng kinh phí 3.761 tỷ đồng) đối với đoạn cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương…

Chủ tịch tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải… căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh trong quá trình triển khai dự án.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài 200 km đi qua 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, gồm 3 dự án thành phần: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương, triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 67 km, tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, điểm cuối tại km216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Tuyến Bảo Lộc - Liên Khương có chiều dài 73,9 km, vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, dự án có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng, tăng kết nối và rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.