Lại thoả hiệp trên giấy

Lãnh đạo Pháp, Đức, Ukraine tại cuộc họp.
Lãnh đạo Pháp, Đức, Ukraine tại cuộc họp.
(PLO) - Cuộc thương thảo tại thủ đô Berlin của nước Đức giữa thủ tướng Đức với tổng thống ba nước Pháp, Nga và Ukraine không đến nỗi hoàn toàn thất bại như lo ngại và dự đoán trước đó.

Sau 5 giờ trao đi đổi lại, bốn bên này đã đạt được sự nhất trí về lộ trình mới hướng tới hoà bình cho Ukraine trên cơ sở của hai thoả thuận đã đạt được từ năm 2014 và 2015 ở thủ đô Minsk của Belarus.

Lại vẫn là những nội dung như ngừng bắn, thiết lập hành lang phi quân sự, triệt thoái vũ khí và thiết bị quân sự hạng nặng ra khỏi những khu vực nhất định và dành cho Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE) vai trò trọng tài và giám sát.

So với những gì đã được thoả thuận trước đó ở Minsk thì những nội dung như thế trong thoả thuận mới thực chất chẳng có gì mới. Cái mới là việc họ cùng nhau hạ quyết tâm thực hiện những thoả thuận cũ. 

Những gì được thể hiện trên giấy tờ làm kết quả của cuộc thương thảo vừa qua này ở Berlin tạo cảm nhận là tiến trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine đã có được chuyển biến mới rất đáng kể và đáng khích lệ.

Trong thực chất thì đó chỉ là thoả hiệp mới thể hiện trên giấy là những thoả thuận trước đó vẫn có hiệu lực và giá trị. Nó không bao hàm sự đảm bảo chắc chắn là những gì đã được thoả thuận rồi đây cũng sẽ được các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ và thực hiện đầy đủ.

Nó giúp cho Thủ tướng Đức Angela Merkel giữ được thể diện, Tổng thống Nga Vladimir Putin giữ được vị thế và Tổng thống Ukraine Petre Poroshenko không bị thất vọng, nhưng không đưa được các bên tiến lại gần hơn giải pháp chính trị hoà bình cho vấn đề Ukraine.

Đối với việc giải quyết vấn đề Ukraine, cho tới nay không thiếu ý tưởng giải pháp tích cực và khả thi. Nhưng bế tắc vẫn hoàn bế tắc vì chẳng có ý tưởng giải pháp nào được thực hiện cả. Lần này rồi cũng sẽ lại như thế và chắc chắn rồi chẳng mấy chốc nữa bốn vị kia sẽ lại ngồi thương thảo tiếp với nhau.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.