Kỳ vọng tái hiện kỳ tích đường dây 500kV mạch 1

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm đường dây 500kV mạch 1. (Ảnh tư liệu: EVNNPT)
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm đường dây 500kV mạch 1. (Ảnh tư liệu: EVNNPT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên lịch sử, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khí thế thi đua lao động sáng tạo và quyết tâm thần tốc “vượt nắng, thắng mưa” trong quá trình xây dựng đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 cách đây 30 năm đang được tái hiện sinh động trên khắp công trường xây dựng đường dây 500kV mạch 3 ra miền Bắc.

Công trình của những kỷ lục

Ngày 27/5/1994, tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh đóng điện đường dây 500kV mạch 1, chính thức biến đường dây 500kV mạch 1 trở thành “công trình thế kỷ”, “kỳ tích của Việt Nam”. Công trình đã xác lập những kỷ lục chưa từng có như quy mô xây dựng công trình lớn (tới gần 1.500km - thời điểm ấy trên thế giới đường dây truyền tải điện dài nhất chỉ khoảng 800km), công nghệ phức tạp, vừa thiết kế vừa thi công chỉ vỏn vẹn 2 năm…

Trong một cuộc trò chuyện với PLVN, kỹ sư Trần Viết Ngãi - Phó Ban Chỉ huy công trình đường dây 500kV mạch 1 (hiện là Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) - kể lại, công trình bắt đầu được “manh nha” từ Tết Tân Mùi (năm 1991). Thời điểm ấy, Thủ tướng Võ Văn Kiệt gặp Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đặt vấn đề miền Nam thiếu điện, miền Bắc thừa điện, Bộ Năng lượng cần tìm cách đưa điện từ Bắc vào Nam. Thủ tướng nhận định, việc xây dựng các công trình điện rất tốn kém, khó khăn nhưng nhất định phải làm bằng được vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Nhận chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng đã “triệu tập” một nhóm bao gồm Giám đốc các công ty xây lắp điện để đưa ra vấn đề. Cũng trong thời gian đó, cả nhóm đã tìm kiếm được đơn vị tư vấn giỏi về các công trình tương tự, đó là Công ty Tư vấn PPI (Úc) có tiếng trong lĩnh vực tư vấn đường dây siêu cao áp. Ngay lập tức, nhóm nghiên cứu kết nối với PPI, với đề nghị giải đáp câu hỏi có thể triển khai, vận hành đường dây 500kV trong điều kiện của Việt Nam. Một câu trả lời đầy mong đợi đã được đưa ra: “Có”!

Và khi xem bản đồ 1/1000 của dải đất hình chữ S, PPI nêu ra 3 phương án cho đường dây siêu cao áp đầu tiên của Việt Nam: đi trên núi, đi ở đồng bằng hoặc đi ven đường bờ biển. Sau rất nhiều tính toán kĩ lưỡng, cuối cùng phương án đi trên núi đã được lựa chọn. Nhưng thách thức lớn nhất chính là do địa hình đất nước trải dài hình chữ S đòi hỏi khi thi công đường dây siêu cao áp 500kV sẽ phải vượt qua nhiều địa hình hiểm trở, trong khi, đường dây dài nhất thế giới khi ấy cũng chỉ khoảng 700 - 800km và phải mất 7 - 8 năm để xây dựng.

Thi công đường dây mạch 1 cách đây 30 năm. (Ảnh tư liệu: EVNNPT)

Thi công đường dây mạch 1 cách đây 30 năm. (Ảnh tư liệu: EVNNPT)

Ông Ngãi cho biết thêm, thời điểm đó có rất nhiều ý kiến phản đối xây dựng công trình này. Thậm chí, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã biên thư từ Pháp về với quan điểm không đồng tình xây dựng đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam vì lo ngại 3 vấn đề: thời gian xây dựng trong 2 năm là quá ngắn, không khả thi; đường dây với chiều dài gần 1.500km sẽ không thể tải điện ổn định vào miền Nam và chi phí xây dựng sẽ vượt xa dự toán ban đầu.

Tuy nhiên, với trăn trở “miền Nam thiếu điện 1 giờ thì đất nước mất hàng trăm tỉ; thiếu điện 1 ngày mất hàng ngàn tỉ; thiếu một năm thì Việt Nam sẽ mất biết bao nhiêu tiền”… Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn quyết tâm xây dựng đường dây 500kV và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm.

“Tôi tính từng giờ, từng phút, chứ không phải tính bằng đơn vị năm nên các anh phải làm được, tôi cho phép huy động toàn dân. Cứ làm, nếu thất bại tôi sẽ từ chức, không để cách chức”, ông Ngãi kể lại mệnh lệnh cũng như lời động viên của Thủ tướng vào thời điểm đó.

Và với quyết định lịch sử đầy táo bạo, quyết tâm và chính xác, đặc biệt là dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, công trình đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 đã được xây dựng và trở thành một dấu son của ngành Điện Việt Nam. Công trình hoàn thành thi công trong 2 năm, với “chi phí giảm 250 tỷ so với dự toán” (theo lời ông Ngãi). Đồng thời, là công trình đầu tiên và duy nhất trong ngành Điện thu hồi vốn nhanh nhất tính đến thời điểm đó khi chưa đầy 3 năm đã thu hồi được tổng số vốn đầu tư hơn 500 triệu USD (trong khi dự kiến ban đầu là mất 5 - 10 năm).

Sẽ lặp lại kỳ tích sau 30 năm

Rất trùng hợp, vào những ngày này, trên các công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, hàng nghìn công nhân, người lao động, kỹ sư đang lao động cật lực, không kể ngày đêm, mưa nắng để hy vọng có thể tái lập lại kỳ tích như đã làm với đường dây 500 mạch 1 cách đây 30 năm, góp phần kịp thời đưa điện ra miền Bắc vào mùa khô, giống như nhiệm vụ tải điện vào Nam 30 năm trước đây. Dự án này có chiều dài 519km với tổng vốn đầu tư 22.300 tỷ đồng.

EVNNPT đã huy động thêm lực lượng trong ngành để tiếp sức nhà thầu thi công đường dây 500kV mạch 3. (Ảnh: PV)

EVNNPT đã huy động thêm lực lượng trong ngành để tiếp sức nhà thầu thi công đường dây 500kV mạch 3. (Ảnh: PV)

Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành và 9 địa phương nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ: Trước đây, việc xây dựng đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km mất khoảng 2 năm. Do đó, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối dài hơn 500km, nếu vẫn theo tiến độ của mạch 1 sẽ mất khoảng 1/3 thời gian của 2 năm. Tuy nhiên, với điều kiện tốt hơn hiện nay về kinh nghiệm, công nghệ, trình độ… thì thời gian thi công phải ngắn hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Quyết tâm của Chính phủ, Thường trực Chính phủ là hoàn thành, đưa công trình đặc biệt này vào vận hành trong tháng 6/2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Mục tiêu này là áp lực lớn, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc gì dứt việc đó”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án của Tổng Công ty, thành lập 4 Ban điều hành và 13 Ban tiền phương tại các tỉnh, thành phố để khẩn trương triển khai thi công dự án. Cuối tháng 10/2023, sau 5 tháng quy hoạch điện VIII được phê duyệt, EVNNPT đã chính thức khởi công đoạn tuyến đầu tiên của dự án đường dây 500kV mạch 3 (cung đoạn Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa), sau đó ngày 18/01/2024 đồng loạt khởi công vào 3 cung đoạn còn lại.

Thi công 3 ca, 4 kíp, 24/7

Để bảo đảm tiến độ dự án, song song với quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư dự án, EVNNPT đã chủ động sắp xếp, tổ chức triển khai đồng thời các công việc dự án; bố trí đầy đủ vốn triển khai dự án; chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong giải phóng mặt bằng, nhận mặt bằng đến đâu tập trung nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu để tổ chức thi công ngay đến đấy, nhất là các hạng mục móng, cột.

Đồng thời EVNNPT đã làm việc với các nhà thầu xây lắp và cung ứng thiết bị. Các nhà thầu đã cam kết cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư, thiết bị cho dự án. Cùng với đó, EVNNPT đã huy động tối đa các nguồn lực, làm việc xuyên đêm, không có ngày nghỉ... để đẩy nhanh tiến độ triển khai. Cùng với đó, lập tiến độ điều hành các dự án theo từng ngày. Ban Chỉ đạo định kỳ hàng tuần họp điều hành các dự án hoặc giải quyết đột xuất tại công trường; triển khai đồng thời bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thi công…

Theo cập nhật từ chủ đầu tư, để đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án trong tháng 6/2024, EVNNPT đang tăng cường đôn đốc các nhà thầu thực hiện nghiêm việc thi công 3 ca, 4 kíp, 24/7, thực hiện 4 tại chỗ, với tinh thần “móng không đợi cột”, “cột không đợi dây”...

Đặc biệt, EVNNPT đã huy động thêm 800 công nhân có tay nghề từ các công ty truyền tải điện trên cả 3 miền để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu dựng cột, kéo dây. Ngoài ra, Công ty Truyền tải điện 4 - đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực miền Nam đã “tiếp sức” cho dự án khi đã huy động 150 kỹ sư, Công ty Truyền tải điện 3 - đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên cũng tăng cường 150 kỹ sư, Công ty Truyền tải điện 2 tăng cường 120 nhân lực; Công ty Truyền tải điện 1 tăng cường gần 400 kỹ sư… Tất cả đều được cử tham gia tăng cường cùng nhà thầu xây lắp hỗ trợ dựng cột, kéo dây.

Ông Trương Hữu Thành - Phó Tổng Giám đốc EVNNPT cho biết, ngoài việc huy động lực lượng trong toàn Tổng Công ty, EVNNPT cũng đã liên hệ với các đơn vị bạn như các Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, Tập đoàn Vietel và Tập đoàn VNPT để sẵn sàng huy động một lực lượng rất lớn cùng tham gia hỗ trợ thi công các gói thầu dựng cột, kéo dây theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả vì một mục tiêu “hoàn thành công tác kéo dây trước ngày 20/6/2024 để nghiệm thu đóng điện trước ngày 30/6/2024”.

Đại diện EVNNPT khẳng định: “Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khí thế thi đua lao động sáng tạo và quyết tâm thần tốc vượt nắng thắng mưa trong quá trình xây dựng công trình đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 năm nào đang tái hiện sinh động trên khắp các công trường xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 đưa điện ra phía Bắc”.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để “bước vào” thị trường tín chỉ carbon. (Ảnh: VNCPC)

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

(PLVN) - Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều khó khăn, phần lớn xuất phát từ việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và đồng bộ. Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, họ vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.