Kỹ thuật quân sự tiên tiến 'lạc trôi' về Trung Quốc như thế nào? (Kỳ cuối)

Wen Ho Lee - nhà khoa học gốc Hoa bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc
Wen Ho Lee - nhà khoa học gốc Hoa bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc
(PLO) - Bản khởi tố còn chỉ rõ: Đại học Thiên Tân lợi dụng việc lấy cắp bí mật thương mại, xây dựng và trang bị một cơ sở sản xuất FBAR tối tân và để Hạo, Úy mở Công ty ROFS Microsystem ở Khu phát triển kinh tế Thiên Tân để chuẩn bị sản xuất FBAR số lượng lớn, ký kết hợp đồng cung cấp FBAR cho các công ty buôn bán và các cơ sở công nghiệp quân sự.

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp John Carrin phụ trách an ninh quốc gia khi đó, nói: căn cứ cáo buộc của bản khởi tố, những người này đã lợi dụng cơ hội họ được tiếp xúc kỹ thuật nhạy cảm của Mỹ để thu thập phi pháp và chia sẻ bí mật thương mại của Mỹ nhằm mưu cầu lợi ích kinh tế cho Trung Quốc.

Theo giới thiệu của trang web “Kế hoạch ngàn người” thì 12 đợt đầu đã thu hút được hơn 6 ngàn nhân tài sáng tạo kỹ thuật; ngoài ra Trung Quốc còn có “Kế hoạch trăm người”, “Kế hoạch giải thưởng học giả Trường Giang”, “Kế hoạch 10 ngàn người” và “Kế hoạch ngàn chuyên gia nước ngoài”… 

Ông Tiền Dĩnh Nhất, Giám đốc Viện quản lý kinh tế Thanh Hoa cho rằng: “Kế hoạch ngàn người” gây nên “hiệu ứng cá Nheo” cho công tác nhân tài của Trung Quốc; nhập khẩu trí lực nước ngoài đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược quan trọng từ trung ương tới địa phương. Kế hoạch thu hút nhân tài kỹ thuật cao ở hải ngoại bao gồm cả việc coi lưu học sinh là đối tượng lôi kéo đã khiến Mỹ đề cao cảnh giác với cộng đồng người Hoa.

Bản khởi tố 4 cựu nhân viên của công ty Applied Materials
Bản khởi tố 4 cựu nhân viên của công ty Applied Materials

Ngày 13/10/2017 trong cộng đồng người Hoa ở Mỹ lan truyền tin nhắn: “Hôm nay đi nghe buổi giải trình về vụ án gián điệp nhà khoa học gốc Hoa. Luật sư biện hộ cho các bị cáo là Tiến sĩ Lý Văn Hòa (Wen Ho Lee) và Sherry Chen phát biểu, đề nghị mọi người loan báo rộng rãi tin này: FBI nói những người tham gia “Kế hoạch ngàn người” đều thuộc phạm vi theo dõi của họ; những người tham gia “Hội những nhà khoa học đã ở Mỹ” cũng là đối tượng bị họ chú ý”.

FBI cho rằng: ai tham gia “Kế hoạch ngàn người” đương nhiên muốn có thứ gì đó mang về cho Trung Quốc để đổi lấy lợi ích. Có ý kiến bình luận” cái gọi là “Kế hoạch ngàn người” thực chất là khuyến khích lấy cắp thành quả kỹ thuật của công ty nước ngoài trực tiếp về nước ứng dụng; đó là hành vi phạm tội. Cho dù không tham gia thì một số nhà khoa học ở Mỹ cũng bị Trung Quốc lợi dụng để lấy được những kỹ thuật nhạy cảm.

Ngày 23/1/2018, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố bắt giữ hai ông Thạch Di Trì (Yi-Chi Shi) và Mai Kiệt An (Kiet Ahn Mai). Họ liên quan đến việc lừa lấy kỹ thuật bị quản chế và chip bán dẫn dùng cho quân sự của một công ty Mỹ để bán cho Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Gia Thạch, Thành Đô của Trung Quốc. Khách hàng của công ty Mỹ này bao gồm không quân, hải quân và Cục kế hoạch nghiên cứu kỹ thuật quốc phòng  tiên tiến. Sản phẩm của họ có chip MMIC dùng cho chiến tranh điện tử, chống chiến tranh điện tử và radar.

Ngày 18/1/2018, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố, Từ Gia Cường (Jiaqiang Xu) – cựu nhân viên khai thác phần mềm người Hoa của hãng IBM bị kết án 5 năm tù vì bị cáo buộc phạm các tội lấy cắp, phục chế và chiếm hữu các thông tin, sản phẩm có bản quyền nhằm cung cấp cho Trung Quốc.

Tập đoạn Vạn Đạt do đầu tư ra nước ngoài không phù hợp chiến lược quốc gia nên thất bại
Tập đoạn Vạn Đạt do đầu tư ra nước ngoài không phù hợp chiến lược quốc gia nên thất bại

Ngày 6/12/2017, cơ quan tư pháp bang California công bố văn bản khởi tố, chỉ rõ: 4 cựu kỹ sư của Công ty Applied Materials đóng vai trò then chốt trong ngành sản xuất chip của Mỹ bị cáo buộc tải lấy dữ liệu từ kho dữ liệu nội bộ của công ty, bao gồm hơn 16 ngàn bức ảnh và bí mật dẫn dắt các nhà đầu tư bỏ tiền vào một công ty Trung Quốc để cạnh tranh với chính công ty cũ của họ.

Năm 2012, Kỹ sư máy tính người Mỹ gốc Hoa Kim Hán Quyên bị kết án 4 năm tù vì lấy cắp bí mật thương mại của hãng Motorola giúp quân đội Trung Quốc nghiên cứu sản phẩm.

Năm 2012, công dân Trung Quốc Lưu Tư Tinh làm việc tại bộ phận dẫn đường vũ trụ thuộc Công ty thông tin L-3 bị kết án 5 năm tù giam vì bị kết tội lấy cắp hệ thống dẫn đường của công ty.

Khuyến khích hợp tác nước ngoài để thực hiện mục đích chiến lược

Đó là một cách để Trung Quốc có được các kỹ thuật nhạy cảm. Tờ “Thời báo New York” vạch rõ: các Công ty siêu bán dẫn Advanced Micro Devices và Công ty khoa học kỹ thuật Hewlett Packard Enterprise đều hợp tác với công ty Trung Quốc nghiên cứu phát triển tinh thể bán dẫn; công ty Intel cũng đang hợp tác với người Trung Quốc nghiên cứu chế tạo chip cao cấp dùng cho điện thoại di động; IBM đã đồng ý chuyển giao kỹ thuật quan trọng để Trung Quốc sản xuất máy tính loại lớn dùng cho nghiệp vụ ngân hàng.

Năm 2017, Công ty Tencent của Trung Quốc ký kết hiệp nghị hợp tác chiến lược với Tập đoàn Springer Nature – cơ quan chủ quản tạp chí danh tiếng “Nature”. Hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy phát triển khoa học cơ sở, tập trung vào các nhà khoa học trẻ.

Hãng chế tạo máy bay Cirrus Aircraft của Mỹ bị Trung Quốc thu mua
Hãng chế tạo máy bay Cirrus Aircraft của Mỹ bị Trung Quốc thu mua

Trong 4 năm qua, đã có 45 nhà khoa học mũi nhọn toàn cầu tới đăng đàn trên các diễn đàn của Tencent bàn về mọi lĩnh vực khoa học đang làm thay đổi tương lai của loài người từ thám hiểm không gian, khoa học sinh mạng, trí tuệ nhân tạo…Năm 2013, Chủ tịch Tập đoàn Tencent Mã Hóa Đằng diễn thuyết nêu ra công thức “Mạng internet+, kết nối tất cả”. 2 năm sau, công thức này được đưa vào báo cáo của chính phủ, “kết nối” trở thành từ “hot” trong mọi ngành khoa học kỹ thuật.

Đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với chiến lược của Trung Quốc

Tuy Trung Quốc ủng hộ các xí nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, nhưng chỉ hạn chế trong số các xí nghiệp kỹ thuật cao có ích cho chiến lược của họ; còn đối với các lĩnh vực bình thường khác thì khống chế, kiểm soát chặt chẽ. Năm 2017, Trung Quốc tăng cường quản chế các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Ngày 18/8/2017, Quốc Vụ viện ban hành một Thông tri đề xướng các xí nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật cao và các xí nghiệp chế tạo tiên tiến, khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài.

Trung Quốc tỏ rõ việc hạn chế đầu tư những hạng mục không phù hợp với chiến lược của mình như địa ốc, khách sạn, giải trí. Đó là nguyên nhân Tập đoàn Vạn Đạt Liêu Ninh năm ngoái liên tiếp bị chỉnh đốn, buộc Vương Kiện Lâm phải buông tay bán hàng loạt hạng mục ở nước ngoài. Tháng 1/2018, Vương Kiện Lâm đã khóc khi phát biểu tại Đại hội thường niên của Vạn Đạt.

Ông nói: 2017 là năm khó quên trong lịch sử tập đoàn, Vạn Đạt đã trải qua phong ba, chịu kiếp nạn. Sau khi bị quản chế, Vương Kiện Lâm không còn nhắc đến “Giấc mơ thế giới” nữa mà chuyển trọng điểm đầu tư vào trong nước. Người ta không còn thấy xuất hiện câu nói nổi tiếng trước đây của ông: “Tiền của tôi, thích tiêu thế nào cứ tiêu, muốn ném vào đâu cứ ném” nữa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.