Kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước tại Trường Sa

Các đại biểu chào cờ
Các đại biểu chào cờ
(PLO) -Sáng nay (30/4), trên quần đảo tiền tiêu - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, trong niềm vui vô hạn, tự hào và xúc động sâu sắc, quân và dân huyện đảo Trường Sa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1975 –29-4-2014) và giải phóng miền Nam (30-4-1975-30- 4-2017).

Dự lễ kỷ niệm có Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Phó Tư lệnh Hải quân, Trưởng đoàn công tác; ông Bùi Ngọc Quý, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính và có hơn 250 đại biểu có Đoàn công tác số 10.

Diễn văn kỷ niệm nhấn mạnh: Cách đây 43 năm, trong khí thế hào hùng của những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; chấp hành chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Quân chủng Hải quân đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng, bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ, mưu trí, táo bạo bất ngờ tấn công giải phóng quần đảo Trường sa - một quần đảo có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế.

Duyệt đội ngũ tại lễ kỷ niêm

Với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, rạng sáng ngày 14-4-1975, các tàu HQ673, HQ674, HQ675 của Lữ đoàn 125 chở đội 1 đặc công Hải quân, cùng một bộ phận lực lượng đặc công quân khu V, bí mật đổ bộ chiến đấu giải phóng đảo Song Tử Tây, chỉ sau 30 phút chiến đấu, Hải quân nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ đảo Song Tử Tây.

Giải phóng được đảo Song Tử Tây đã làm cho hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng. Đến 2 giờ 30 phút ngày 25-4-1975 các lực lượng của ta giải phóng đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27-4-1975 ta làm chủ đảo Nam Yết; 10 giờ 30 phút ngày 28/04/1975 giải phóng đảo Sinh Tồn; và đến 09 giờ ngày 29-4-1975 giải phóng đảo Trường Sa; đồng thời cũng kết thúc một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt chiến lược do Quân uỷ Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân.

Đoàn công tác cùng quân dân thị trấn chụp ảnh lưu niệm bên cột mốc chủ quyền

Chiến thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam trong giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã thể hiện rõ ý chí quyết chiến, quyết thắng; sự quán triệt, chấp hành nghiêm quyết tâm và tư tưởng chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại và trọn vẹn sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Chiến thắng này một lần nữa chứng minh sự trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Một góc thị trấn Trường Sa

Từ ngày được giải phóng đến nay, diện mạo của huyện đảo Trường Sa được đổi mới từng ngày, khang trang hơn, kiên cố hơn, nhiều công trình đa chức năng như cầu cảng, sân bay, âu tàu, trạm hải đăng, đài khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện bằng sức gió… đã được tu bổ không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quân - dân huyện đảo và ngư dân các địa phương làm ăn phát triển kinh tế biển, kết hợp giữa kinh tế - quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, góp phần cùng quân, dân huyện đảo nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Các công trình: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm Liệt sỹ, Nhà khách Thủ đô, Chùa Trường Sa, Chùa Song Tử, Sinh Tồn, Nhà văn hóa đảo Nam Yết, Nhà văn hóa đảo Song Tử, Nhà cộng đồng đảo Đá Tây, lá cờ Tổ quốc bằng gốm sứ đảo Trường Sa...là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho quân dân huyện đảo và cũng làm cho huyện đảo như gần hơn với đất liền.

Đồng chí Bùi Ngọc Quý phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm đồng chí Bùi Ngọc Quý nhấn mạnh: Đảng , Nhà nước, Quân đội và Nhân dân luôn thấu hiểu, cảm thông chia sẻ những mất mát đau thương của các gia đình thân nhân liệt sỹ trên mọi miền Tổ quốc. Trong đó, có những  gia đình đã có những người con yêu dấu hy sinh trong chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975 và trọng sự nghiệp xây dựng biển, đảo ngày nay. Đến với Trường Sa, chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào khi được tận mặt chứng kiến cuộc sống chiến đấu hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo. Nơi rạn san hô đầu sóng ngọn gió, các anh đã biến rạn đá thành pháo đài kiên trung, vững chắc cùng các điểm đảo tiền tiêu của Tổ quốc làm phên dậu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đoàn công tác ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, những thành tích của quân dân đã đạt được trong thời gian qua.

Đọc thêm

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.