Kỳ lạ đàn cá sông 'nương tựa cô lái đò' thích được nựng như thú cưng

Kỳ lạ đàn cá sông 'nương tựa cô lái đò' thích được nựng như thú cưng
0:00 / 0:00
0:00
Hàng ngàn con cá tra, cá chép, cá mè, cá sặc tự nhiên cùng tập trung dày đặc tại bến đò, quấn quýt vợ chồng bà Nhàn, thích được vuốt ve, bế lên cho ăn.

Gần 2 năm qua, nhiều người dân qua lại bến đò Bằng Lăng (xã Đốc Binh Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp) thích thú khi thấy đàn cá tự nhiên hàng ngàn con lúc nhúc dưới bến. Đàn cá rất dạn, càng đông người dừng xem chúng càng vùng vẫy mạnh như muốn tạo sự chú ý.

Bà Nguyễn Thị Nhàn (63 tuổi) lái đò ở bến đò Bằng Lăng kể, đàn cá rủ nhau về đây sinh sống gần 2 năm trước. Thấy cưng quá nên vợ chồng bà "nhận nuôi" đến bây giờ. Họ lấy tre bó thành phao nổi, quây một góc sông để cản lục bình và rác, lấy chỗ cho đàn cá vui chơi.

Kỳ lạ đàn cá sông nương tựa cô lái đò, thích được nựng như thú cưng

"Hồi trước đàn cá xuất hiện ở khúc sông phía trên, vợ chồng tôi sợ người ta bắt mất nên gọi chúng về đây, nào ngờ chúng nó nghe lời kéo về đây thật, ngày càng đông. Ngoan lắm, ai thích vuốt ve, bắt lên nựng cũng được.

Ban ngày chúng tản đi chơi, đêm với sáng lại tập trung về đông lắm. Có cá tra, cá chép, cá mè, cá trê, cá sặc... đủ cả. Có những con nặng hơn 5kg nhưng mình nuôi trông nhà, cho vui chứ không bắt, không bán", bà Nhàn chia sẻ.

Gần 2 năm nay, đàn cá thiên nhiên kéo nhau về tập trung dày đặc cạnh bến đò như muốn được vợ chồng bà Nhàn chăm sóc, bảo vệ (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà Nhàn nhớ lại, khi mới xuất hiện cá chỉ to bằng đầu đũa, mỗi giờ cơm bà chỉ cần nấu nhiều hơn một chút là đủ cả người cả cá ăn. Thế nhưng đàn cá lớn rất nhanh, dần dần bà phải mua chiếc nồi lớn, mỗi ngày nấu 2 cữ, mỗi cữ 5kg gạo chỉ riêng cho cá.

Khi thấy đàn cá đã lớn đến chừng 5kg mỗi con, cho ăn cơm quá tốn, cũng sợ cá không no, bà Nhàn chuyển sang cho cá ăn cám. Mỗi ngày lái đò lãi khoảng 300.000 đồng thì bà dành phân nửa để nuôi cá, phân nửa trang trải cuộc sống gia đình.

Người qua sông thích thú xem đàn cá (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Vợ chồng tôi cưng tụi nó dữ lắm, coi như con cái trong nhà. Chỉ mong chúng nó ở đây sống với tôi, đi ra ngoài người ta hại thì khổ", bà Nhàn chia sẻ.

Cứ chiều chiều, sau buổi chèo đò, bà Nhàn ngồi trên bờ ném thức ăn hoặc băm hoa quả cho cá ăn, ông Nguyễn Phước Tài (chồng bà Nhàn) thì cởi áo nhảy hẳn xuống nước chơi với cá. Họ vui vẻ cùng đàn cá, nhiều người dân cũng tập trung đứng xem cảnh tượng thú vị này.

Đàn cá vây lấy ông Tài (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ông Tài cho biết đàn cá rất đông, đến mấy nghìn con. Chỉ cần ông nhảy xuống là chúng lập tức quấn lấy đông đến mức không bơi được.

"Chúng nó ăn tốn lắm, mà giờ mình thương chẳng nhẽ lại bỏ, chúng nó kéo về đây nương tựa mình thì mình không thể làm nó thất vọng được.

Mấy tháng dịch không kiếm được tiền, tôi nhịn ăn sáng để mua thức ăn cho tụi nó đấy. Cũng may có mấy người lâu lâu lại ủng hộ vài trăm nghìn đồng cho cá ăn nên cũng đỡ", ông Tài chia sẻ.

Đàn cá thích được đút cho ăn và tranh nhau đến gần để ông Tài bế lên vuốt ve cưng nựng (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà Nhàn cho biết công việc lái đò không kiếm được nhiều tiền, bây giờ cầu nhiều nên cũng ế. Dù vậy bà chỉ mong vợ chồng có đủ sức khỏe lái đò qua ngày để kiếm tiền nuôi lũ cá.

Tài sản chỉ có con đò, ngôi nhà đang ở cũng là đi mướn nhưng mỗi tháng vợ chồng bà Nhàn vẫn dành ra gần 5 triệu đồng để nuôi đàn cá sông vì "lỡ thương không bỏ được" (Ảnh: Nguyễn Cường).

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.