Kỳ cuối: Cuộc đời đầy ẩn số nữ điệp viên và bí mật phiên tòa thế kỷ

Án tử hình đối với Mata Hari đến nay còn nhiều tranh cãi.
Án tử hình đối với Mata Hari đến nay còn nhiều tranh cãi.
(PLO) - Người Anh có lẽ đã liên hệ với Phòng Nhì, cơ quan có lý do để muốn trông thấy Mata Hari ở Tây Ban Nha, chứ không phải ở nước Hà Lan trung lập.
 Thực ra chán nản bởi sự trở về Tây Ban Nha của Mata Hari là những người Đức ở Madrid. Họ gửi về sở chỉ huy tình báo Đức một bức điện có nội dung như sau:
“Điệp viên H21 đang ở Madrid. Cô ta đã xâm nhập được vào cơ quan tình báo Pháp, nhưng bị đưa khỏi chiếc tuần dương hạm của Anh và được đưa trở lại. Cô ta đang chờ chỉ thị và cần tiền”.
Như vậy, trong bất kỳ tình huống nào thì điệp viên của Phòng Nhì đang liên lạc với Mata Hari cũng đã chuyển được nội dung bức điện. Xếp tình báo Đức ở Hà Lan xin ý kiến của Berlin. Không lâu sau, người Đức đã gửi từ Amsterdam bức điện trả lời đến Madrid. 
 
Đến lúc đó, các chuyên viên Phòng Nhì đã khám phá được mật mã của Đức và thế là cả hai bức điện đều bị người Pháp đọc được.
Nội dung các bức điện tạo ra những điểm mâu thuẫn khá gay gắt. Theo lời khai của một số nhân viên tình báo Pháp, nội dung các bức điện chỉ có một ý nghĩa là Mata Hari là điệp viên đang hoạt động của Đức. Nhưng chỉ huy bộ phận mã thám của Phòng Nhì Pháp thì thận trọng hơn. 
Nhiều năm sau, ông nói rằng, bức điện trả lời viết:
“Một điệp viên tốt thời trước chiến tranh. Chúng ta chẳng cho cô ta cái gì từ khi bắt đầu chiến tranh. Hãy đưa cho cô ta 15.000 franc (hoặc pêsô; ngoại tệ có thể gây nghi ngờ)”.
Tiền phải được trả bằng séc, còn séc thì phải nhận ở sứ quán Hà Lan ở Paris. Mata Hari trở lại thủ đô Pháp. Và một lần nữa lại mờ mịt. Bà ta có nhận tiền ở Paris hay không, đó là điều không thể khẳng định chắc chắn được. 
 
Còn có một câu chuyện do một nghị sĩ nổi tiếng của hạ viện Anh kể rằng, hình như Mata Hari bị tố giác bởi một sĩ quan Anh đã cùng qua một đêm với bà ta ở biên giới Pháp-Tây Ban Nha. 
Các nhân viên Phòng Nhì khẳng định họ đã trông thấy cô ta lấy séc và lập tức đến ngay nhà băng để đổi ra tiền mặt như thế nào.
Sau chiến tranh, Mata Hari và phiên toà xử cô ta đã trở thành đối tượng tranh cãi quốc tế. Một số người thông cảm với cô ta tuyên bố rằng, cô ta đã bị giết để không tiết lộ những người tình cao cấp ở Pháp và Anh. 
Những người đồng cảm này đã đào bới, chẳng hạn, trong đóng giấy tờ của cô ta, được một bức thư, có tác dụng lật tẩy tác giả của nó với chữ ký “M.M.”. 
Một vụ xì căng đan đã bùng lên và bộ trưởng nội vụ Pháp khi đó M. Malvi đã bị triệu đến giải trình. Nhưng đây là dấu vết giả. Sau này người ta biết rằng, lá thư do tướng Messimit viết. Năm 1914, ông ta giữ một chức vụ cao trong quân đội Pháp. 
Nhưng viên tướng đã kiên quyết bác bỏ tin ông ta đã từng ngủ với Mata Hari. Nhưng ông ta cũng thừa nhận cô ta đã cố tìm cách quyến rũ ông ta nhưng không được.
 
Cũng giống như các toà án thời chiến ở các nước khác, ta cũng chả nên trách móc toà án Pháp làm gì. Họ điều tra dựa trên những lời khai của người khác, và đôi khi là chuyện đơm đặt. 
Đã có những thất bại lớn trong việc buộc tội. Nhưng Mata Hari vẫn cứ bị kết án tử hình và xử bắn vào mùa Thu năm 1917.
Án tử hình ấy có hoàn toàn công bằng không - đó là câu hỏi vẫn còn gây tranh cãi. Đúng là có một lúc nào đó, Mata Hari đã được xem là điệp viên Đức. Nhưng coi cô ta là điệp viên Đức đặc biệt quan trọng đã phản bội nước Pháp thì chắc chắn không đúng. 
Cô ta đáng phải ngồi tù ở mức án tù nào đó. Nhưng xử bắn thì chưa chắc.
Mata Hari luôn là một nhân vật cực kỳ mâu thuẫn. Cuộc đời của cô ta trong nhiều, nếu không phải ở phần lớn, các giai đoạn là một câu đố.
Cô ta vẫn là câu đố kể cả trong cái chết của mình.
Lời giải đố cuối cùng chúng ta còn phải đợi 20 năm nữa. Đúng vào năm 2017, 100 năm sau khi toà án luận tội, thì các tài liệu của “phiên toà thế kỷ” này mới được giải mật.
Còn tạm thời thì tên tuổi của Mata Hari vẫn bao phủ một màn bí ẩn. Theo tin của thông tấn xã Extra-Press, hình ảnh một nữ gián điệp kiêm vũ nữ đã được các ngôi sao màn bạc như Greta Garbo, Marlen Dietrich, Gianna Moro và Sylvia Kristel thể hiện trên phim. 
Có thể, đến năm 2017, danh sách này sẽ còn dài ra./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.