Kíp trực liên quan vụ cháu bé suýt bị chôn sống "né" trách nhiệm?

Ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam sáng nay cho biết, chưa kỷ luật kíp trực liên quan đến vụ một cháu bé suýt bị chôn sống vì các cá nhân của kíp trực giải trình chưa đúng nguyên nhân sự việc.

[links()] Ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam sáng nay cho biết, chưa kỷ luật kíp trực liên quan đến vụ một cháu bé suýt bị chôn sống vì các cá nhân của kíp trực giải trình chưa đúng nguyên nhân sự việc.

Theo ông Phạm Ngọc Ẩn, Hội đồng kỷ luật và Ban giám đốc đã nhận được các giải trình của từng cá nhân liên quan của kíp trực ngày 4/8 xảy ra sự việc, nhưng các giải trình này chưa nói đúng về chuyên môn dẫn đến việc chẩn đoán sai, đánh giá không đúng tình trạng sức khỏe cháu bé. 

Ông Phạm Ngọc Ẩn, GĐ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
Ông Phạm Ngọc Ẩn, GĐ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

“Giải trình cũng chưa nói lên trách nhiệm cụ thể của từng người để xảy ra chuyện này. Những người liên quan của kíp trực hôm đó gồm: BS Nguyễn Văn Sách (chuyên khoa 1), kíp trực trưởng ngày 4/8, BS Lê Hùng Nhật, điều dưỡng Hằng và nữ hộ sinh Ái, Cơ. Tóm lại là giải trình của họ chưa đúng như Ban giám đốc bệnh viện mong muốn”, ông Ẩn bày tỏ. 

Ông Ẩn cho biết, Ban giám đốc yêu cầu các cá nhân và kíp trực phải viết lại giải trình để nói rõ về chuyên môn và trách nhiệm của từng cá nhân. Đặc biệt, giải trình phải rõ ràng và khách quan, từ đó Hội đồng kỷ luật sẽ họp đưa ra hình thức kỷ luật cuối cùng đối với từng cá nhân và cả kíp trực vi phạm về chuyên môn cũng như trách nhiệm hôm đó. 
“Kỷ luật phải đúng người, đúng tội mới làm họ khâm phục và rút ra kinh nghiệm trong công việc sau này nữa”, ông Ẩn nói. 
Cũng theo ông Ẩn, chiều nay (13/8), Ban giám đốc bệnh viện sẽ họp với Sở Y tế Quảng Nam về sự việc này theo yêu cầu của lãnh đạo Sở. 
Trước đó, trong giải trình với Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Phạm Ngọc Ẩn cũng thừa nhận kíp trực đã sai. Theo công văn giải trình, vào 17h30 ngày 4/8, sản phụ Quy nhập viện vào Khoa sản được chẩn đoán sẩy thai khoảng 22 – 23 tuần tuổi (chưa kịp làm siêu âm). Bé trai bị sẩy trên đường, nặng khoảng 700gr, trắng bệch, có cơn ngưng thở kéo dài, nhịp tim thấp 70 chu kỳ/phút.
Phiên trực đã tích cực hồi sức nhưng tình trạng của bé không cải thiện và cho rằng bé tử vong nên đã thông báo, giải thích cho người nhà mang về lúc 18h40 trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim. Tuy nhiên, sau khi mang về nhà, gia đình thấy bé có cử động, thở yếu nên xin nhập viện Bệnh viện Nhi Quảng Nam điều trị. 
Báo cáo với Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Phạm Ngọc Ẩn cho biết, qua nghiên cứu hồ sơ và các thông tin báo chí, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam nhận thấy: “Phiên trực đã không đánh giá đúng tình trạng của trẻ sơ sinh và chưa làm tốt quy chế người bệnh tử vong. Trước mắt, bệnh viện đã cử đoàn bác sĩ đến thăm hỏi và phối hợp với Bệnh viện Nhi Quảng Nam để tiếp tục điều trị cho bé”. 
Ông Ẩn khẳng định, Hội đồng khoa học kỹ thuật và Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam sẽ xem xét trách nhiệm của tập thể và cá nhân để xử lý theo đúng qui định. 
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Sách, kíp trực trưởng đã thừa nhận đây là sai sót của kíp trực đã chẩn đoán sai, đánh giá không đúng về tình trạng sức khỏe cháu bé.
Đến sáng nay, tình trạng sức khỏe cháu bé đã tạm ổn định và có dấu hiệu tiến triển tốt. Hiện đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Nhi Quảng Nam tập trung hết khả năng hiện có để cứu chữa cho cháu bé.
Thiên Thanh

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...