Kịp thời xử lý “điểm nghẽn” bằng các cách làm hay, mô hình hiệu quả

(PLVN) - Thành lập các Tổ công tác, chủ động ký kết Quy chế phối hợp liên ngành, mở đợt cao điểm thi đua “Giảm án tồn đọng”, triển khai mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị”, mô hình “Thầy giáo đồng nghiệp”… là những cách làm hay, giải pháp hiệu quả giúp các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) kịp thời xử lý “điểm nóng”, “điểm nghẽn” trong quá trình làm nhiệm vụ.

Nhiều cách làm hay

Đơn cử, Cục THADS Quảng Ninh đã lập Tổ công tác do Cục trưởng làm trưởng đoàn để làm việc với 6/13 đơn vị có số việc và tiền phải thi hành án lớn trong tỉnh. Cùng với đó, Cục còn thành lập Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu do một Phó cục trưởng phụ trách công tác nghiệp vụ làm Tổ trưởng để phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước và VKSND tỉnh tổ chức làm việc với các Chi cục THADS có các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Kết quả 9 tháng năm 2023 toàn tỉnh đạt 71,3% về việc (cao hơn 3,93% so với cùng kỳ năm 2022); về tiền đạt 19,51% (cao hơn 7,83% so với cùng kỳ năm 2022). Đối với án tín dụng ngân hàng, đã thi hành xong 37 việc có điều kiện, tương ứng 320 tỷ 604 triệu 436 nghìn đồng; đạt tỷ lệ 18,5% về việc, 17,48% về tiền.

Lập các đoàn công tác trực tiếp làm việc tại một số đơn vị có kết quả thấp cũng là giải pháp được THADS TP. Hải Phòng triển khai để xử lý dứt điểm những “điểm nóng”, “điểm nghẽn” trong công tác THADS. Qua buổi làm việc, lãnh đạo Cục và Chi cục tập trung phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ của các đơn vị.

Theo đánh giá chung, khâu quan trọng nhất là phân loại kỹ càng các vụ việc, điều này giúp cho các đơn vị xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm án có điều kiện, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các vụ việc thi hành các khoản thu có liên quan đến tổ chức tín dụng có giá trị trên 20 tỷ đồng, có điều kiện thi hành, đã quá 03 năm chưa thi hành xong…

Tương tự, Cục THADS Lai Châu cũng thành lập Đoàn công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các Chi cục thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023. Đoàn công tác tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn đối với 100% hồ sơ thi hành án đang thi hành, nhất là kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên đối với án có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành xong, thống kê chính xác loại việc này, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp nhằm giảm lượng việc chuyển kỳ sau; đối với án chưa có điều kiện thi hành và các vụ việc đưa vào sổ theo dõi riêng cần rà soát kỹ các điều kiện để xác định án chưa có điều kiện thi hành, bảo đảm phân loại chính xác 100%.

Để góp phần tạo nên những hiệu ứng tốt về tư tưởng, tinh thần, đẩy nhanh kết quả giải quyết án tồn đọng, Cục THADS tỉnh Nghệ An đã và đang triển khai mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị”. Mô hình nhằm tích cực tuyên truyền người dân chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực hiện nếp sống văn hoá; Quản lý, giáo dục cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ, tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; xây dựng mối quan hệ gắn bó, thống nhất, đoàn kết nhằm thực hiện nghiêm minh công tác THADS. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong cơ quan cũng như giữa cán bộ, đảng viên đối với nhân dân; phòng chống vi phạm đạo đức nghề nghiệp…

Chấp hành viên Chi cục THADS Lạng Giang, Bắc Giang tiến hành kê biên tài sản là quyền sử dụng đất rừng. Ảnh Cục THADS Bắc Giang

Chấp hành viên Chi cục THADS Lạng Giang, Bắc Giang tiến hành kê biên tài sản là quyền sử dụng đất rừng. Ảnh Cục THADS Bắc Giang

Cục và các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì tiếp tục duy trì có hiệu quả mô hình “Thầy giáo đồng nghiệp” với phương châm mỗi đồng nghiệp là một người thầy, hỗ trợ nhau trong công việc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đương sự tự nguyện thi hành án; quan tâm lập hồ sơ, miễn giảm nghĩa vụ thi hành án; làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ…

Chủ động trong công tác phối hợp liên ngành

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan THADS địa phương đã chủ động ký kết nhiều Quy chế phối hợp liên ngành. Tại Đà Nẵng, Cục THADS thành phố, Công an thành phố, TAND thành phố và VKSND thành phố đã ký Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS. Thông qua đó giúp mỗi cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác thực thi pháp luật, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, tồn đọng kéo dài, phát sinh từ hoạt động THADS, nhất là những vụ việc có tính chất phức tạp và điểm nóng trên địa bàn thành phố.

Cục THADS thành phố Đà Nẵng, Công an thành phố, TAND thành phố và VKSND thành phố ký Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS. Ảnh Cục THADS Đà Nẵng

Cục THADS thành phố Đà Nẵng, Công an thành phố, TAND thành phố và VKSND thành phố ký Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS. Ảnh Cục THADS Đà Nẵng

Để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất của người phải thi hành án, đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các Chi cục THADS cấp huyện, Cục THADS Hải Dương, Cục THADS Bạc Liêu đã ký kết Quy chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường của mỗi tỉnh. Việc ký kết quy chế sẽ góp phần kịp thời cung cấp thông tin, điều kiện về thi hành án của người phải thi hành án liên quan đến lĩnh vực đất đai, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi hành các vụ việc, đảm bảo cho Bản án, quyết định của Tòa án được thực thi một cách nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện chỉ đạo của Cục THADS thành phố Hà Nội và VKSND thành phố Hà Nội về việc xây dựng, ký Quy chế phối hợp giữa Chi cục THADS và VKSND quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong công tác THADS, hàng loạt các Chi cục THADS như: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức… đã ký Quy chế phối hợp với VKSND cùng cấp. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong THADS, theo dõi thi hành án hành chính, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của hai ngành trong tình hình mới, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phương và chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành.

Tại TP. Hồ Chí Minh, công tác phối hợp trong hoạt động THADS thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.HCM và của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS. Đến nay, Cục đã ký Quy chế phối hợp liên ngành với Tòa án, VKSND, Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng cấp. Các Quy chế phối hợp liên ngành này tiếp tục phát huy hiệu quả trong thực tiễn, qua đó đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác THADS nói chung, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/06/2021 của Ban Bí thư.

Đối với các cơ quan THADS Ninh Bình, công tác phối hợp với các ngành tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả cao. Các cơ quan THADS trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với VKSND cùng cấp thực hiện kế hoạch giám sát trong lĩnh vực THADS, trong việc xác minh phân loại án để làm cơ sở cho việc tổ chức đôn đốc thi hành án có hiệu quả. Phối hợp với TAND hai cấp trong việc chuyển giao bản án, quyết định hoặc đính chính, giải thích những điểm bản án, quyết định tuyên chưa rõ theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với đó, các cơ quan THADS tỉnh Ninh Bình đã phối hợp tốt với Trại Tạm giam Công an tỉnh, các Trại giam thuộc Tổng cục VIII - Bộ Công an trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục trong THADS. Trong 06 tháng năm 2023, các cơ quan THADS tỉnh đã giao 123 quyết định thi hành án, cấp 215 giấy xác nhận kết quả thi hành án cho các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các Trại giam, Trại tạm giam. Cơ quan 2 ngành đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về thi hành án ngay tại phiên tòa, động viên, thuyết phục bị cáo hoặc thân nhân của họ thực hiện ngay các nghĩa vụ dân sự tuyên trong bản án góp phần thi hành dứt điểm bản án.

Thông qua những giải pháp, cách làm, mô hình nêu trên, có thể thấy các cơ quan THADS địa phương ngày càng phát huy được tính năng động, chủ động tự gỡ vướng trong quá trình làm nhiệm vụ, góp phần tạo thêm động lực để phấn đấu hoàn thành, chỉ tiêu được giao năm 2023.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.