Vinaconex: Quy chế hoạt động của HĐQT gây chia rẽ làm nóng phiên họp Đại hội đồng cổ đông

Vinaconex: Quy chế hoạt động của HĐQT gây chia rẽ làm nóng phiên họp Đại hội đồng cổ đông
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, các nhóm cổ đông lớn đã đấu tranh với cổ đông An Quý Hưng để yêu cầu loại bỏ các quy định bất hợp lý trong các quy chế do HĐQT gồm 5 đại diện của cổ đông An Quý Hưng ban hành, do các quy chế này có thể gây rủi ro cho công ty. Việc tranh luận liên quan đến các quy chế này đã làm nóng phiên họp Đại hội đồng cổ đông cho dù trước đó việc đưa vấn đề này ra thảo luận  đã bị phủ quyết bởi nhóm cổ đông An Quý Hưng.

Ngay khi bắt đầu buổi thảo luận, ông Đào Ngọc Thanh đã “đá” việc giải thích tại sao Vinaconex lại bị kiện và HĐQT bị dừng hoạt động để ông Thân Thế Hà giải thích vì ông Thân Thế Hà cũng là một người ký đơn yêu cầu tòa hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, giống như một cách làm khó đối với ông Thân Thế Hà trước Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên, ông Thân Thế Hà đã giải thích rất rõ việc khởi kiện này dưới cả góc độ pháp lý và quản trị doanh nghiệp. Theo ông Thân Thế Hà, về mặt pháp lý, các cổ đông lớn thấy không an tâm trước những quyết định gây bất lợi cho công ty thì họ có quyền khởi kiện và tòa án phải thụ lý theo quy định của pháp luật.

Đứng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, ông Hà khẳng định, Vinaconex có truyền thống đoàn kết và ông Hà tiếp tục kêu gọi đoàn kết trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau giữa các nhóm cổ đông. Với quy chế tài chính và quy chế hoạt động của HĐQT mới ban hành thì rõ ràng là không ổn. Quy mô của Vinaconex là rất lớn nên các quyết định của HĐQT được bàn thì sẽ đảm bảo tốt hơn nhiều, kể cả khi có ý kiến khác biệt. Nhưng đằng này, các quy chế tài chính và quy chế hoạt động của HĐQT thì cá nhân quyết định cả các dự án đến 10% giá trị tài sản của Công ty. Điều này vi phạm về quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

“Công ty Vinaconex là một công ty cổ phần, tôi cũng chỉ mong chúng ta có sự minh bạch để Vinaconex là công ty cổ phần thực sự, chứ không phải là công ty gia đình hay công ty của một nhóm người”, ông Thân Thế Hà nêu rõ.

Ngoài ông Thân Thế Hà, đại diện cho cổ đông Cường Vũ cũng nhấn mạnh, các quy chế tiềm ẩn rủi ro nên cổ đông kêu gọi HĐQT xem xét sửa đổi làm hợp lý, cần được tiếp thu.

Trả lời về vấn đề này, ông Đào Ngọc Thanh cho biết, đến nay bản thân ông chưa ký bất cứ quyết định nào về chi tiêu. Việc mua cổ phiếu quỹ cũng bị hủy vì “mất đoàn kết”. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng, vì ông và ông Nguyễn Xuân Đông đóng góp hơn 7400 tỷ đồng mua cổ phần, nền việc được ký đến 1000n tỷ cũng không vấn đề gì vì được đảm bảo bằng tài sản của ông tại Vinaconex. Nếu không phải là cổ đông lớn thì ký 50 tỷ cũng không được, ông Thanh khẳng định.

Phiên họp Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ngày 28/6/2019
Phiên họp Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ngày 28/6/2019

Theo quy chế hoạt động của HĐQT và quy chế tài chính mới được HĐQT Vinaconex ban hành thì Chủ tịch HĐQT quyết định đầu tư dự án đầu tư có giá trị đến 10% giá trị tài sản của công ty (tương đương gần 2.000 tỷ đồng theo báo cáo tài chính năm 2018). Quy định trên đã đặt Đại hội đồng cổ đông ra ngoài các dự án tầm trung, có thể phát sinh nhiều hệ lụy xấu khiến cổ đông thực sự lo lắng.

Trước đây, khi SCIC còn nắm giữ hơn 57,7% cổ phần phổ thông và Viettel nắm giữ hơn 21% cổ phần phổ thông thì hoạt động tài chính của Vinaconex được kiểm soát chặt chẽ, với việc thẩm quyền của cá nhân chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đã bị giới hạn trong con số “chục tỷ”.

Theo đó, cá nhân Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định các dự án đầu tư, mua sắm lên đến 15 tỷ đồng; cá nhân Tổng giám đốc được quyết định các dự án và đầu tư mua sắm lên đến 5 tỷ đồng. So với giá trị tài sản vốn hóa 20 nghìn tỷ đồng của Vinaconex, con số này thực sự nhỏ bé.

Khi thẩm quyền quyết định của cá nhân chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc chỉ dừng lại ở con số trên, các cổ đông lại được yên tâm nhiều hơn. Bởi lẽ, các quyết định đầu tư lớn phải được tập thể HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Điều này góp phần hạn chế các rủi ro tiềm ẩn do các quyết định vội vàng hoặc các sai lầm chủ quan có thể xuất hiện nếu quyết định chỉ do một cá nhân đưa ra.

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi nhóm cổ đông mới, thông qua Công ty An Quý Hưng, mua lại hơn 255 triệu cổ phần do SCIC sở hữu để trở thành cổ đông lớn nắm giữ 57,7% cổ phần phổ thông của Vinaconex. Với tỷ lệ áp đảo so với các cổ đông khác, cổ đông An Quý Hưng đã thiết lập bộ máy quản trị, điều hành mới và bắt đầu thay đổi quy chế quản trị công ty.

Như đã nêu, trong quy chế hoạt động của HĐQT mới được ban hành ngày 24/1/2019 cho phép cá nhân chủ tịch HĐQT có quyền mua bán, thanh lý tài sản có giá trị nguyên giá đến 10% giá trị tài sản của Vinaconex được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất. Tức là, với giá trị tài sản như hiện nay, cá nhân chủ tịch HĐQT có quyền bán thanh lý tài sản có giá trị lên đến gần 2.000 tỷ đồng. Thẩm quyền này được áp dụng cho cả các quyết định góp vốn, vay vốn, bảo lãnh, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết toán dự án.

Cũng giống như chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinaconex cũng được tăng thẩm quyền quyết định các vấn đề nêu trên, với mức thấp hơn chủ tịch HĐQT nhưng cao nhất cũng đạt đến con số 5% giá trị tài sản của công ty, tức là xấp xỉ 1.000 tỷ đồng theo giá trị tài sản công ty theo báo cáo tài chính năm 2018.

So với thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc thời trước khi An Quý Hưng trở thành cổ đông của Vinaconex, đây là sự gia tăng thẩm quyền ở cấp độ đặc biệt lớn.

Trong các phiên họp HĐQT của Vinaconex gần đây, nội dung này đã gây chia rẽ HĐQT. Các nhóm cổ đông lớn khác có đại diện trong HĐQT đã bày tỏ quan điểm phản đối quyết liệt quy chế mới do HĐQT với 5 thành viên là đại diện của nhóm cổ đông An Quý Hưng ban hành vì “không công ty đại chúng nào lại giao quyền quá lớn như vậy cho các cá nhân, ngay cả cá nhân đó là cổ đông lớn”.

Theo Luật sư Nguyễn Chí Đại, Chủ nhiệm ĐLS tỉnh Lai Châu thì khi nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại Vinaconex, cá nhân chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc bị hạn chế quyền nhằm ngăn chặn việc lạm quyền và tham nhũng. Các cá nhân có quyền càng lớn, kiểm soát quyền lực lỏng lẻo thì khả năng xảy ra tham nhũng càng cao, nhất là trong lĩnh vực bán tài sản và quyết định đầu tư các dự án.

Việc nhóm cổ đông An Quý Hưng mua lại vốn nhà nước để biến Vinaconex thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân không đồng nghĩa với việc không có tham nhũng, bởi người quản trị và người sở hữu công ty vẫn là hai chủ thể khác nhau. “Nguy cơ xảy ra tham nhũng trong bộ máy quản trị và điều hành vẫn tồn tại nếu như giao quyền quá lớn mà không có cơ chế kiểm soát”, Luật sư Nguyễn Chí Đại nhấn mạnh.

Điều đáng nói hơn, các quy chế mà HĐQT Vinaconex ban hành ngày 24/1/2019 có dấu hiệu trái luật. Đánh giá về quy chế hoạt động của HĐQT Vinaconex, Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng VPLS Khánh Hưng cho biết, quy chế này đã quy định nhiều quyền mới cho chủ tịch HĐQT mà trong Luật Doanh nghiệp và trong Điều lệ Vinaconex không có quy định.  

Cụ thể, theo Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, Chủ tịch HĐQT là người điều hành hoạt động của HĐQT, thực hiện quyền triệu tập họp, chuẩn bị tài liệu và chủ trì họp, thông qua nghị quyết của HĐQT mà không có thẩm quyền cá nhân đối với các quyết định quản trị công ty. Điều 29, Điều lệ Vinaconex cũng không quy định các thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT khác so với Luật Doanh nghiệp. Như vậy, việc HĐQT Vinaconex ban hành quy chế hoạt động của HĐQT đã giao quyền cho cá nhân Chủ tịch HĐQT là trái với quy định của Luật và Điều lệ công ty.

“Trong quản trị doanh nghiệp, ngoài Luật doanh nghiệp thì điều lệ công ty là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, vì điều lệ do Đại hội đồng cổ đông ban hành. Trong Điều lệ Vinaconex không cho chủ tịch HĐQT quyết định cá nhân về các vấn đề tài chính của doanh nghiệp thì việc HĐQT ban hành quy chế, loại văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn điều lệ, cho phép cá nhân Chủ tịch HĐQT quyết định đầu tư, mua sắm, vay vốn và bảo lãnh lên đến 10% giá trị tài sản của công ty là trái với điều lệ và pháp luật”, Luật sư Lê Văn Đài nhấn mạnh.

So sánh các quy định trong Quy chế hoạt động của HĐQT Vinaconex và quy chế tài chính của doanh nghiệp này với quy định của một doanh nghiệp niêm yết khác thì thấy, Vinaconex đã làm một việc không có tiền lệ. Tuy nhiên, trong khi trả lời yêu cầu của cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh cho rằng, nếu các quy chế này cần sửa thì sửa.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.  

Đọc thêm

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.