Trung Quốc chuẩn bị đón cú sốc kinh tế tập 2

Tác động của dịch COVID-19 lên nền kinh tế sẽ mang tính dây chuyền - Ảnh: SCMP
Tác động của dịch COVID-19 lên nền kinh tế sẽ mang tính dây chuyền - Ảnh: SCMP
(PLVN) - Trung Quốc đã khôi phục lại một phần chuỗi cung ứng sau hơn 2 tháng khó khăn, nhưng đúng lúc này dịch COVID-19 lại bùng phát trên toàn cầu, đe doạ nhu cầu hàng hoá và sức khoẻ kinh tế thế giới nói chung.

Mới cách đây vài tuần, các ông chủ của nhà máy ống công nghiệp Rifeng Enterprise Group (Trung Quốc) lo lắng đơn hàng trong nước sẽ biến mất sau hàng loạt biện pháp cách ly, phong toả quy mô lớn chống dịch COVID-19.

Giờ là gần cuối tháng 3, tình hình ở Trung Quốc đã cải thiện, các nhà máy đang chạy gần hết công suất nhưng một mối lo mới xuất hiện: Những gì xảy ra ở Trung Quốc đang tái hiện trên khắp thế giới.

Chi tiêu bán lẻ, động lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đã giảm 20,5% trong hai tháng đầu năm nay so với một năm trước đó do Covid-19. Ảnh: AFP
 Chi tiêu bán lẻ, động lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đã giảm 20,5% trong hai tháng đầu năm nay so với một năm trước đó do Covid-19. Ảnh: AFP

"Chúng tôi đã khôi phục 100% công suất cho nhu cầu nước ngoài, nhưng buồn thay các thị trường đang đóng cửa hoặc sắp đóng. Các khách hàng ở Pháp, Ý, Mỹ... đã yêu cầu được hoãn chi trả hoặc huỷ đơn hàng. Chúng tôi đã gặp tình hình này hồi năm 2008-2009. Điều tương tự sắp xảy ra, tôi chắc chắn", ông Jason Cheng, giám đốc kinh doanh nước ngoài của Rifeng, trao đổi với báo South China Morning Post.

Những tháng khó khăn sắp tới

Sau 2 tháng mọi hoạt động kinh tế, sản xuất gần như đình trệ, nhiều người Trung Quốc đang chuẩn bị tinh thần đối mặt với cú sốc kinh tế thứ hai từ đại dịch COVID-19.  

Lần này không phải do thiếu nguyên liệu sản xuất, mà là nhu cầu hàng hoá sụt giảm mạnh cả trong và ngoài nước.

Khi các nước trên thế giới bế quan, toả cảng để ngăn dịch, mảng xuất khẩu vốn chiếm đến 20% GDP của Trung Quốc sẽ dính đòn. Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu của nước này đã giảm 17,2% trong tháng 1-2, và đây vẫn chưa phải là đáy.

"Trong bối cảnh số quốc gia  có dịch bùng phát tăng nhanh, thị trường tài chính toàn cầu thì lao dốc, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể không thoát khỏi bất an, dẫn tới nhu cầu hàng hoá Trung Quốc trên toàn cầu giảm mạnh đúng vào lúc kinh tế nước này vừa khởi động lại", Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định trong một báo cáo công bố cuối tuần trước.

Lấy ví dụ nước Mỹ, tình hình dịch tại đây xấu đi nhanh đến mức các nhà kinh tế của Morgan Stanley thay đổi dự báo liên tục, từ khả năng kinh tế suy giảm -4% trong quý 2 chuyển sang kịch bản giảm -30,1%, tất cả chỉ trong một tuần lễ. Họ ước tính tỉ lệ thất nghiệp sẽ ở vào khoảng 12,8%, tiêu dùng giảm 31%.

Ông Stanley Szeto -  giám đốc công ty dệt may cao cấp Lever Style, kẹt cứng một chỗ trong mấy tháng gần đây vì dịch bệnh. Từ trụ sở Hong Kong, ông chứng kiến cú sốc kinh tế biến đổi liên tục, gây tác động mạnh lên công việc kinh doanh.

Mô hình của Lever là đặt hàng các nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Á khác gia công quần áo cho các thương hiệu cao cấp Hugo Boss, Ted Baker, Fila, All Saints... nhưng lúc này người tiêu dùng phương Tây đang thắt chặt hầu bao, nhu cầu đơn hàng cũng bốc hơi theo.

"Chúng tôi hiện đang chạy 70, 80 và 90% công suất tuỳ vào nhà máy, nhưng vậy là quá nhiều vì nhu cầu đã giảm. Chúng tôi và nhiều khách hàng đều làm trong ngành thời trang, các cửa hiệu của họ phải đóng cửa hết", ông Szeto cho biết.

Các thương hiệu như Adidas, Nike, Lululemon Athletica và Under Armour đã thông báo đóng chuỗi cửa hàng trên khắp châu Âu và Mỹ, dù rằng buôn bán mới bắt đầu rục rịch lại ở Trung Quốc.

Nếu như sau Tết âm lịch dân kinh doanh sợ nguồn nguyên liệu bị đứt (do Trung Quốc phong toả), thì nay tình hình đã đảo ngược.

"Chỉ trong vài tuần gần đây mọi thứ thay đổi hết, họ nói nào là chúng tôi không cần hàng này nữa, chúng tôi có thể huỷ... Vậy nên dù nguồn cung ở Trung Quốc đã hồi phục, cung đang quá nhiều và cầu thì không đủ", ông Szeto giải thích.

Nguy cơ từ trong nước

Phần 2 câu chuyện là nhu cầu trong nước của Trung Quốc. Dự kiến thời gian tới nước này sẽ chứng kiến thêm một loạt vụ phá sản do dịch bệnh và nhiều tuần lễ kinh tế tê liệt. 

Hãng tin Bloomberg cho biết chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã có 100 công ty bất động sản ở Trung Quốc đệ đơn xin phá sản.

Đầu tuần trước, tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc  được ghi nhận tăng từ 5,2 lên 6,2%, tương đương 5 triệu công việc biến mất. Thống kê này còn chưa bao gồm số dân di cư đang nghỉ làm do lệnh phong toả, và những người không có hợp đồng lao động chính thức.

Hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomic trụ sở tại Bắc Kinh ước tính virus corona tước đi thu nhập của dân nhập cư khoảng 800 tỉ nhân dân tệ (115 tỉ USD), và nền kinh tế xem như mất số tiền này mãi mãi, đơn giản vì người lao động không thể nào lấy lại được 3 tháng đã mất dù họ có làm việc cật lực hơn.

Chuỗi tác động trên sẽ tạo ra các lỗ hổng mới trong tiêu dùng ở Trung Quốc, vào đúng thời điểm doanh số bán lẻ đã giảm kỷ lục 20,5% trong tháng 1-2.

"Tôi cho rằng nguồn cung có thể nhanh chóng khắc phục những hạn chế, nhưng rất khó để nhu cầu phục hồi lại. Nó thậm chí sẽ leo thang đến mức những người thu nhập không bị ảnh hưởng cũng sẽ tiết kiệm và hạn chế tiêu dùng", ông Michael Pettis, giáo sư tài chính của ĐH Bắc Kinh, nhận định.

Ý kiến của GS Pettis hoàn toàn có cơ sở. Theo thăm dò của hãng tài chính Rong360.com ở Bắc Kinh, 64,4% người dân cho biết sẽ "xiết thói quen tiêu xài" sau khi dịch bệnh kết thúc, 31,4% nói "không có kế hoạch tăng chi tiêu" khi khủng hoảng đã qua.

Kết hợp yếu tố này với các thách thức đến từ bên ngoài, hi vọng về khả năng Trung Quốc phục hồi nhảy vọt (theo biểu đồ chữ V) sau dịch COVID-19 mỗi lúc một xa vời.

Hầu hết các chuyên gia dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ teo lại trong quý 1-2020, lần đầu tiên kể từ cuối Cách mạng Văn hoá năm 1976. Và bên cạnh đó, viễn cảnh một trận suy thoái toàn cầu cũng đang ở đường chân trời khi tình hình dịch COVID-19 ngày càng nguy hiểm và phức tạp hơn.

"Bây giờ, đây là một nước Trung Quốc khác, một thế giới khác", bà Alicia Garcia Herrer, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Công ty Natixis, mô tả.

(theo Tuổi trẻ)

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.