Tranh chấp đầu tư quốc tế: Vì sao Chính phủ Nigeria phải bồi thường 6,6 tỷ USD?

Tính đến nay, số tiền mà Chính phủ Nigeria phải bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán do lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD
Tính đến nay, số tiền mà Chính phủ Nigeria phải bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán do lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD
(PLVN) - Như Báo PLVN đã thông tin, thực trạng tranh chấp đầu tư quốc tế cho thấy việc giải quyết tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm, tốn kém nhiều tiền của và công sức. Câu chuyện của Chính phủ Nigeria (FGN) phải bồi thường 6,6 tỷ USD trong một vụ kiện tranh chấp khí đốt là một ví dụ. 

Tranh chấp đầu tư quốc tế - không đùa với đống lửa âm ỉ cháy: Kỳ III

Mặc dù chưa hề bỏ vốn thực hiện Dự án đầu tư tại Nigeria, P&ID được hội đồng trọng tài phán quyết yêu cầu Chính phủ Nigeria (FGN) phải bồi thường 6,6 tỷ USD trong một vụ kiện tranh chấp đầu tư (tại thời điểm ban hành phán quyết năm 2017) và tính đến nay, số tiền bồi thường lên đến 9,6 tỷ USD và con số này còn tăng cao cho đến thởi điểm thanh toán (lãi suất mỗi ngày là 1,3 triệu USD). Con số 9,6 tỷ USD này bằng khoảng 20% dự trự ngoại hối của Nigeria, 1/3 tổng ngân sách nhà nước của Nước này năm 2019, và 2.5% tổng GDP, hơn 50% những gì nước này thu được từ dầu thô năm 2018.

Thoả thuận đổ bể khi chưa có nhà máy nào được xây dựng!

Tranh chấp phát sinh từ một hợp đồng cung cấp và chế biến khí năm 2010 (GSPA) giữa FGN và P&ID, trong đó thỏa thuận rằng FGN sẽ xây đường ống dẫn khí đến nhà máy chế biến khí ở Calabar, phía đông Nigeria.

Nhà máy này do P&ID xây miễn phí, sau đó sẽ lọc khí tự nhiên (cũng miễn phí) cho nhà nước. Để đổi lại, P&ID sẽ được phép bán 15% lượng khí prôpan, ethane và butane là sản phẩm phụ từ lọc khí, và số còn lại 85% trả lại cho FGN để sử dụng cho nhà máy phát điện cho phần lớn vùng phía đông Nigeria.

P&ID hy vọng thỏa thuận này có thể tạo ra khoảng 5-6 tỷ USD lợi nhuận trong khoảng thời gian 20 năm, đó chính là cách hội đồng trọng tài xác định giá trị thiệt hại trong phán quyết.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đổ bể năm 2012 mà không hề có đoạn ống hay nhà máy xử lý nào được xây dựng. P&ID kiện rằng FGN đã không cung cấp các hạ tầng cần thiết để họ có thể thực hiện được các cam kết theo hợp đồng, trong khi FGN cho rằng P&ID đã không xây dựng nhà máy xử lý khí và do đó vi phạm nghiêm trọng GSPA.

Tháng 8/2012, tranh chấp được đưa ra trọng tài theo điều khoản trọng tài của GSPA, mặc dù FGN cho rằng hội đồng trọng tài không có thẩm quyền đối với hợp đồng, FGN đã không nộp cho hội đồng trọng tài bất cứ tài liệu hay chứng cứ chuyên gia nào về điểm này, và vấn đề này bị hội đồng trọng tài bác ngay từ đầu và cho rằng mình có thẩm quyền và bác phần đệ trình của FGN về việc P&ID thực hiện hoạt động kinh doanh bất hợp pháp ở Nigeria.

Phán quyết của hội đồng trọng tài khiến cả thế giới phải... giật mình!

Về vấn đề trách nhiệm pháp lý, hội đồng trọng tài bác các lập luận của FGN rằng Bộ Tài nguyên dầu khí đã thực hiện vượt quá thẩm quyền của mình khi ký GSPA, hoặc nghĩa vụ của FGN đã bị bên thứ ba là chủ sở hữu mỏ khí vô hiệu hóa, hoặc do việc P&ID không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng nhà máy xử lý. Hội đồng trọng tài cho rằng FGN đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo GSPA, và rằng P&ID có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại do sự vi phạm đó.

Vấn đề thẩm quyền và trách nhiệm trong vụ kiện này không gây ra quá nhiều tranh cãi, nhưng phán quyết về thiệt hại đã khiến thế giới phải giật mình và chú ý đến.

Hội đồng trọng tài bác lập luận của FGN rằng do P&ID chưa thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng, thiệt hại của P&ID đối với việc mất đi giá trị lợi nhuận từ việc bán khí trong 20 năm không “tự nhiên chảy ra” từ việc vi phạm GSPA.

Hội đồng trọng tài không hề xem xét phương pháp kiểm chứng đúng giá trị thiệt hại đặt ra vấn đề là liệu P&ID có thực hiện nghĩa vụ của mình không. Hội đồng trọng tài làm rõ rằng một khi FGN đã vi phạm hợp đồng, nghĩa vụ của P&ID về cơ bản kết thúc.

Do vậy, khi tính toán thiệt hại, Hội đồng trọng tài tính trên cơ sở tình trạng mà P&ID có được nếu hợp đồng được thực hiện. Hội đồng trọng tài cũng cho rằng quan điểm của họ có thể thay đổi nếu FGN viện dẫn được các bằng chứng chứng minh rằng P&ID không thể thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình trong bất cứ trường hợp nào, nhưng FGN trên thực tế đã không viện dẫn được bất cứ chứng cứ nào để chứng minh việc này.

Sau chứng cứ do chuyên gia của P&ID đưa ra, hội đồng trọng tài quyết định rằng việc tính toán thiệt hại sẽ là giá trị ròng hiện tại của lợi nhuận mà P&ID đáng ra có được từ GSPA, tổng số là 6,597 tỷ USD. Hội đồng trọng tài cũng yêu cầu FGN phải thanh toán số tiền lãi là 7% giá trị phán quyết cho đến thời điểm thanh toán.

Chính phủ Nigeria đã quyết định kháng cáo quyết định của tòa án Anh yêu cầu họ trả khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vụ tranh chấp khí đốt trị giá 9,6 tỷ đô la, theo tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami (ảnh)
 Chính phủ Nigeria đã quyết định kháng cáo quyết định của tòa án Anh yêu cầu họ trả khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vụ tranh chấp khí đốt trị giá 9,6 tỷ đô la, theo tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami (ảnh)

Theo AFP, vào tháng 8/2019, một tòa án của Anh đã ủy quyền cho P&ID thu giữ hơn 9 tỷ đô la tài sản mà chính phủ Nigeria gửi ở Anh.

Nigeria đã kháng cáo quyết định này vào cuối tháng 9 và đạt được chấp thuận cho tạm dừng thi hành án với điều kiện cung cấp khoản bảo lãnh 200 triệu đô la trong vòng 60 ngày.

"Chúng tôi đã kháng cáo quyết định mới nhất yêu cầu chính phủ Nigeria trả tiền bảo lãnh”, Bộ trưởng Tư pháp Abubakar Malami cho biết, khi thời hạn nộp tiền bảo lãnh sắp hết.

Cơ quan tư pháp Nigeria cũng đã cố gắng phản công vào tháng 9/2019, khi ra lệnh tịch thu tài sản của công ty P&ID vì cho rằng hợp đồng ký vào năm 2010 có gian lận.

Cáo buộc của Nigeria đã bị công ty P&ID bác bỏ, đồng thời tố cáo ngược lại rằng chính phủ Nigeria làm như vậy là "nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những lỗi của chính phủ Nigeria trong hợp đồng".

Đón đọc kỳ tiếp: Chuỗi các vụ Yukos kiện Liên bang Nga: đằng sau phán quyết 50 tỷ USD

Tin cùng chuyên mục

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.