Tìm đường cho nông nghiệp công nghệ cao “phủ” hành lang đường Hồ Chí Minh

Mô hình chăn nuôi đàn bò sữa tập trung công nghệ cao tại Nghệ An. (Ảnh minh họa)
Mô hình chăn nuôi đàn bò sữa tập trung công nghệ cao tại Nghệ An. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Được đánh giá là vùng có tiềm năng, thích hợp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), song sau bao nhiêu năm hình thành tuyến đường Hồ Chí Minh, 6 tỉnh Bắc Trung bộ, nơi có tuyến đường lịch sử chạy qua vẫn quẩn quanh với nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún…

Hiệu quả chưa tương xứng tiềm năng

Vùng Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) có vị trí địa lý khá đặc thù, tạo nên lợi thế địa kinh tế, địa chính trị của vùng; là cầu nối giữa các tỉnh vùng Bắc bộ với các tỉnh phía Nam, giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

Cả 6 tỉnh đều có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua (gồm 24 huyện, thị xã, với diện tích hơn 2 triệu ha), tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, dọc theo hành lang đường Hồ Chí Minh. Đây là vùng có tiềm năng rất lớn về đất đai, thích hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghiệp hiện đại, ứng dụng CNC để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tuyến đường cũng mở ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác.

Có nhiều tiềm năng, nhưng theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa khu vực này chưa cao, chất lượng nông sản chưa đồng đều ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân ở một số nơi còn thấp… Tuy nhiên, vùng này đã có một số DN đầu tàu đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp, như: Mô hình phát triển cây chanh leo của CTCP Nafoods, Tập đoàn TH ở Nghệ An; mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất mía, rau, củ, quả, hoa của CTCP Mía đường Lam Sơn ở Thanh Hóa… “Việc đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp…”, ông Anh nói.

Từ thực tế địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tỉnh đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tiêu chí sẵn có từ nguồn lực tự nhiên của địa bàn. Tuy đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đã hình thành và thu hút được khá đông các DN, song nhìn chung phát triển sản xuất kinh doanh dọc hành lang tuyến đường vẫn ở dạng nhỏ lẻ, manh mún. “Trừ một vài DN có đầu tư lớn về công nghệ, sản xuất ra một số sản phẩm ở quy mô hàng hóa, còn lại đều đang sản xuất thô sơ, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường…”, ông Vinh cho hay.

Dưới góc độ DN, đại diện CTCP Nafoods Group, DN đầu tư dự án cây chanh leo ở Nghệ An chia sẻ: “Có nhiều thách thức phải đối mặt khi đầu tư vào vùng Bắc Trung bộ!”.

Trước hết là khí hậu, bởi chỉ cần một trận bão là các sản phẩm hoa quả sẽ bị thiệt hại rất lớn. Đây cũng là lý do một số cây không thể trồng được ở vùng này, ví dụ chuối...Về quỹ đất, hầu hết các DN sẽ rất khó tìm được quỹ đất rộng. “Việc liên kết vùng giữa các tỉnh, đặc biệt là liên kết vùng rất khó. Hay các vấn đề về quản lý nhà nước cũng đang yếu...”, đại diện Nafoods Group nói. 

Cần tạo sự liên kết

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, theo Bí thư Nghệ An, cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí của KH&CN, đồng thời cần có cơ chế chính sách thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các DN đầu tư vào nông nghiệp CNC. Bên cạnh đó, để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC cần phải xác định được các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của vùng; xây dựng và phát triển thương hiệu gắn với tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Đặc biệt, giải pháp về KH&CN, cần tập trung lựa chọn DN hỗ trợ đầu tư ứng dụng, đổi mới công nghệ mới trong chế biến, bảo quản nông sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển thương hiệu gắn với tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; xác định số nhiệm vụ, đề án, dự án về KH&CN cần ưu tiên triển khai.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì cho rằng, muốn phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hàng lang đường mòn Hồ Chí Minh, quan trọng nhất là tạo ra đầu mối liên hệ giữa liên kết vùng, giữa các tỉnh với nhau…

Là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng KH&CN vào phát triển nông nghiệp CNC, bà Võ Thị Hảo – Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng chia sẻ, để thành công cần sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó xác định người dân là chủ thể, DN đóng vai trò hạt nhân, các nhà khoa học phải làm động lực, còn chính quyền là bộ phận trung gian hòa giải những khúc mắc…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh lại nhấn mạnh tiềm năng của tự nhiên, nguồn lực của từng địa phương. Cùng với đó là tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương để từ đó xác định đối tượng nông sản cần hướng đến và xây dựng quy mô sản xuất phù hợp. Cũng với đó là lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và lao động, hình thành chuỗi giá trị theo ngành hàng. “Để làm được điều đó, DN đóng vai trò rất quan trọng. Bộ NN&PTNT sẽ luôn đồng hành cùng Bộ KH&CN, các địa phương và DN nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh vùng Bắc Trung bộ”, ông Doanh nói.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.