Đắk Lắk: 28 năm “đói” điện bên nhà máy thủy điện

Cụ Liêu bên chiếc quạt máy mini chạy bằng bình ắc quy.
Cụ Liêu bên chiếc quạt máy mini chạy bằng bình ắc quy.
(PLO) -Thôn Nà Ven (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cách TP.Buôn Ma Thuột khoảng 50km, cách thị trấn Buôn Đôn khoảng 10km, nằm gần 2 nhà máy thủy điện “tầm cỡ” trên khu vực Tây Nguyên. Thế nhưng, đã 28 năm trôi qua, người dân thôn này vẫn chưa thấy được ánh sáng của điện lưới quốc gia. 

Vùng đất khó

Theo lời kể của ông Nguyễn Thế Liêu (73 tuổi, thôn Nà Ven), vào ngày 20/3/1988, ông dẫn theo vợ con cùng 73 hộ dân khác rời huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) vào Đắk Lắk lập nghiệp theo chủ trương của huyện.

Đợt di cư đó có gần 200 người, đủ cả già trẻ lớn bé, họ gói gém tất tần tật những đồ đạc có giá trị trong nhà, dắt díu nhau lên đường đến vùng đất hứa với ước vọng đổi đời. 

Khi đến Tây Nguyên, những con người ấy được đưa đến một cánh rừng nghèo gần suối Đục (xã Krông Na, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) định cư (sau này đổi tên thành thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn). Lúc đó, nơi bà con ở chỉ có một bãi đất trống mới được san ủi, bao quanh là điệp trùng rừng núi, khung cảnh rất hoang vu. 

Thời điểm đó, người dân phải đốn cây, cắt cỏ tranh và dùng giấy dầu để dựng chòi che mưa che nắng. Đồng thời, chính quyền cũng hỗ trợ cho họ hơn 10 xe rơm để làm mái lợp, cấp cho mỗi khẩu 13kg gạo nhằm chống lại cái đói trước mắt. 

Khi đã ổn định nơi ăn chốn ở, người dân bắt tay vào việc khai hoang, trồng trọt. Thế nhưng, vùng đất bao quanh thôn Nà Ven rất cằn cỗi, chẳng loại cây trồng nào phát triển, tươi tốt được. 

“Dân Thái Bình chúng tôi quen với việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, thời tiết nơi đây quá khắc nghiệt, mùa hạn thì đồng cạn, lúa khô; mùa mưa phèn nổi lềnh bềnh… Thấy trồng lúa kém hiệu quả, chúng tôi quay sang tỉa bắp, đậu… nhưng rút cuộc chẳng thể nào khấm khá nổi”, ông Liêu chia sẻ. 

Do cuộc sống quá khó khăn nên người dân lũ lượt bỏ đi. Sau vài tháng, thôn Nà Ven chỉ còn sót lại 17 hộ. Thời gian thấm thoắt trôi qua, đến nay thôn Nà Ven đã bước sang “tuổi” 28. Chừng ấy thời gian có thể làm nhiều vùng quê khác “thay da đổi thịt” nhưng Nà Ven vẫn vậy. 

Hiện nay, những ngôi nhà tạm bợ được lợp bằng cỏ tranh ngày xưa đã được thay màu ngói mới. Thế nhưng, người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với cái nghèo, với cuộc sống thiếu thốn trăm bề và gần như tách biệt với nền văn minh bên ngoài vì… không có điện. 

Anh Nguyễn Văn Sự (37 tuổi, thôn Nà Ven) cho biết: “Tôi theo gia đình vào Nà Ven từ khi còn nhỏ. Thuở còn trẻ thơ, tôi nghe cha mẹ nói vài năm nữa thôn mình sẽ có điện. Vậy mà đã gần 30 năm trôi qua vẫn chẳng thấy điện đâu”. 

Theo anh Sự: “Việc thiếu điện kéo theo rất nhiều trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt. Vì không có điện, chúng tôi chẳng thể nào bơm đủ nước để tưới tiêu cho cây trồng. Hiện tại, cả thôn chỉ có vài chiếc vô tuyến đen trắng cũ kĩ, dăm ba chiếc ra-đi-ô ọp ẹp chạy bằng pin hoặc bình ắc quy để nghe ngóng thông tin. Ở đây, các em nhỏ cũng không có điều kiện tốt để học hành vì kinh tế cha mẹ eo hẹp, đường sá đi lại bất tiện”. 

Không có điện, người dân Nà Ven phải tự bơm nước thủ công.
Không có điện, người dân Nà Ven phải tự bơm nước thủ công. 

“Khát” nước, “khát” luôn cả điện

Chia sẻ về những khó khăn chung của người dân, ông Nguyễn Đức Giang, Trưởng thôn Nà Ven cho biết, toàn thôn có gần 200ha đất nông nghiệp, tính bình quân mỗi hộ có đến gần 4ha để canh tác. Thế nhưng, bà con chẳng thể làm gì khác trên vùng đất rộng thênh thang ấy ngoài việc tỉa đậu, tỉa bắp, trồng mì. Mùa màng năm được năm mất, kinh tế bết bát nên trong số 41 hộ hiện tại của thôn có tới 36 hộ nghèo. 

Cũng theo lời vị trưởng thôn, xét về vị trí địa lý, Nà Ven nằm gần suối Đục (khoảng 1km), cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A khoảng 2km (tính theo đường chim bay), cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4B khoảng 10km. Suối nước Đục quanh năm có nước, hai nhà máy thủy điện này đều đã đi vào hoạt động.

Thế nhưng, hơn 40 hộ dân trong thôn Nà Ven vẫn sống trong cảnh “khát nước”, “khát” luôn cả điện. Gia đình nào “sang” lắm mới xây được chiếc bể bằng xi măng để cất nước trời, sắm được chiếc bình ắc quy và bộ máy phát điện năng lượng mặt trời để thắp sáng. Ngoài ra, đa phần bà con vẫn thắp đèn dầu, bơm nước thủ công…

Trong năm 2012, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Nà Ven. Tại đây, Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền địa phương phải nhanh chóng kéo điện lưới cho bà con. Thời điểm đó, lãnh đạo huyện Buôn Đôn cũng hứa sẽ triển khai khảo sát... Thế nhưng đến nay, Nà Ven còn rất tù mù giữa đại ngàn hoang vắng. 

Ông Trương Văn Hải (60 tuổi, người dân) kể: “Điện và nước uống của bà con nơi đây đều lấy từ…trời. Những ngày mưa dầm, cả thôn đều phải thắp đèn dầu vì không tích được điện từ sức nóng của mặt trời”. 

Theo tìm hiểu của XLPL, cách đây mấy năm, có kênh thủy điện cắt ngang đường vào Nà Ven. Sau đó, phía thủy điện chịu trách nhiệm xây cầu cho dân đi lại. Nhưng chiếc cầu được thiết kế xây thấp hơn mặt đường khoảng 5-6m khiến ai qua lại cũng run cầm cập vì sợ rơi xuống dòng kênh sâu. 

Vì quá bức xúc, bà con thôn Nà Ven lên tiếng phản đối về chiếc “cầu lạ”. Một thời gian sau, phía chủ đầu tư tới gặp gỡ bà con, ra điều kiện muốn tiếp tục xây cầu và hứa sẽ kéo điện cho Nà Ven. Thế rồi, một hàng cột điện “mọc” lên ven đường, nhưng lòng dân không thuận, phía thủy điện buộc phải làm lại cầu mới. Rút cuộc, thủy điện “bỏ rơi” hàng cột điện, Nà Ven vẫn chìm trong bóng tối cho đến nay. 

Trao đổi với XLPL, một lãnh đạo huyện Buôn Đôn chia sẻ, huyện này có 4 nhà máy Thủy điện đang hoạt động. Những năm qua, huyện cũng đã báo cáo về vấn đề điện lưới tại thôn Nà Ven nhưng chưa thể giải quyết được.

Bởi lẽ, Buôn Đôn là huyện nghèo, ít doanh nghiệp đầu tư, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên chưa có vốn để triển khai. Bên cạnh đó, dân cư tại Nà Ven thưa thớt (41 hộ) nên việc kéo điện gặp nhiều khó khăn. 

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Duyệt, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Buôn Đôn cho hay, hiện tỉnh Đắk Lắk đã giao cho Sở Công thương làm chủ đầu tư, ký hợp đồng thi công với Ban quản lý dự án điện nông thôn Miền Trung tiến hành rà soát và lên kế hoạch thi công, kéo điện lưới cho những thôn buôn chưa có điện trên toàn tỉnh. 

Theo kế hoạch, đến trước tết âm lịch 2017, một số thôn buôn tại các xã Ea Nuôl. Krông Na, Ea Wer (huyện Buôn Đôn) sẽ được kéo điện. Tuy nhiên, thôn Nà Ven chưa có trong danh sách thi công năm nay. Có thể sang cuối năm 2017, thôn Nà Ven mới được kéo điện lưới quốc gia. 

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.