Có dễ đi “đường cao tốc” EVFTA?

Có dễ đi “đường cao tốc” EVFTA?
(PLVN) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ví như “đường cao tốc quy mô lớn” kết nối Việt Nam và châu Âu (EU), giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác, thương mại và đầu tư hai bên. Nhưng đây liệu có là con đường “trải toàn hoa hồng”?

Tại cuộc tọa đàm “EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam-EU” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/3, các chuyên gia cho rằng, EVFTA mang lại cơ hội lớn song thách thức cũng không nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, Hiệp định EVFTA đúng là một “con đường cao tốc” thuận lợi, nhanh và hầu như không có rào cản để kết nối nền kinh tế Việt Nam với EU. “Nhưng "đường cao tốc" sẽ chỉ dành cho các phương tiện phù hợp, cho nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng được lợi thế mà phải có sự chuẩn bị để đáp ứng điều kiện nhất định” – bà Trang nói.

Hơn nữa, khi lưu thông trên "đường cao tốc," chắc chắn lợi ích mang lại cho doanh nghiệp sẽ không phải là miễn phí. Cũng có những trường hợp ưu tiên có thể được hưởng lợi mà không phải mất gì. Nhưng, đa phần các doanh nghiệp sẽ phải mất chi phí nào đó trong việc điều tiết sản xuất cũng như là thay đổi công nghệ để đáp ứng với những điều kiện nhất định.

Vì thế, bà Trang nhận định: “Hội nhập với Hiệp định EVFTA phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động tìm hiểu của doanh nghiệp. Tránh trường hợp dù đã nhìn thấy đường cao tốc nhưng vẫn không biết đường dẫn nào để kết nối, cũng chưa biết con đường đó có vận hành suôn sẻ hay không, các trạm thu phí ra sao, có được bảo trì, bảo dưỡng tốt hay không... Đó là câu chuyện các cơ quan quản lý nhà nước cần hết sức quan tâm”.

Vậy, các doanh nghiệp cần làm gì để vượt chướng ngại trên "đường cao tốc" EVFTA nối Việt Nam với Liên minh châu Âu? Bà Trang cho rằng, với Hiệp định EVFTA, rất nhiều doanh nghiệp sẽ có lợi ích lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị điện tử là đầu vào cho sản xuất của Việt Nam. Nhưng để tiếp cận thị trường này, cần nhanh chóng có những quy định pháp luật từ phía Việt Nam để doanh nghiệp có thể tiếp nhận hàng hoá có xuất xứ của EU được hưởng lợi từ thuế ưu đãi của Việt Nam.

Cùng với đó, cần hỗ trợ các doanh nghiệp xin được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường này một cách đầy đủ và thuận lợi.

Bởi, nếu doanh nghiệp không biết thời điểm nhập khẩu và họ không biết những giấy tờ nào phải chuẩn bị sẽ gặp khó khăn rất lớn. Điều này phụ thuộc vào việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Bên cạnh đó, các quy tắc xuất xứ thường rất chi tiết, nên cần biên soạn theo dạng cẩm nang để giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt. Các cơ quan quản lý cần có một bộ phận “phản ứng nhanh” để khi có bất cứ vấn đề gì được phản ánh sẽ ngay lập tức giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết và tháo gỡ,” bà Trang đề xuất.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.