Kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm dần ổn định

Các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt khá với 386,76 nghìn tỷ đồng (bằng 65% dự toán năm). Công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng (bằng 57,9% dự toán năm).

Ngày 24/7, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tập trung thảo luận tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Quy chế làm việc của Chính phủ và thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ. Đây cũng là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XII.

Tỷ lệ nhập siêu giảm

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt khá với 386,76 nghìn tỷ đồng (bằng 65% dự toán năm). Công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng (bằng 57,9% dự toán năm).

tgerg
7 tháng tỷ lệ nhập siêu là 12,9%.

Kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra, giá cả nhiều mặt hàng khoáng sản, nông sản tăng đã góp phần đáng kể về tăng trưởng xuất khẩu. Tỷ lệ nhập siêu có xu hướng giảm (tháng 7 giảm so với tháng 6 là 2,4%, tính cả 7 tháng là tỷ lệ nhập siêu là 12,9%. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, “đây là con số rất ấn tượng vì thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu theo NQ 11 của CP (không quá 16%)”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu  với khu vực châu Á, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 7,6 tỷ USD.

Vẫn lo CPI cao

Nhưng “điểm tối” cần lưu ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn cao hơn tháng 6. Tháng 7, CPI tăng 1,17%  và tính bình quân, chỉ số giá 7 tháng năm 2011 tăng 16,89% so với cùng kỳ năm 2010.

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Công thương) Nguyễn Tiến Thỏa lý giải, giá lương thực, thực phẩm tăng cao gần đây chủ yếu là giá thế giới tăng, giá các hàng hóa cơ bản trong nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng, thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, việc thu mua nông sản, thực phẩm với một số lượng lớn một cách bất thường của thương nhân nước ngoài…

Chủ trì phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tiếp tục điều hành theo Nghị quyết 11, Nghị quyết 02 một cách toàn diện, quyết liệt, thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho người dân. Thủ tướng nhấn mạnh đến việc phát triển sản xuất, kinh doanh để khắc phục nguyên nhân khiến CPI tăng cao thời gian qua, nhất là đẩy mạnh chăn nuôi, xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo điện cho sản xuất, sinh hoạt và tiếp tục phát triển các nguồn cung cấp điện; giải quyết tốt hơn vấn đề an sinh xã hội, nhất là vấn đề đời sống người lao động tại các khu công nghiệp, hỗ trợ để các DN đảm bảo đời sống cho người lao động.

Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của CP khóa XII. Theo đó, Chính phủ đã thực hiện đúng qui chế nghiêm túc trên cơ sở luậtt pháp, giữ vững chế độ công tác ổn định, tập thể bàn bạc, Thủ tướng quyết định những vấn đề quan trọng, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, bao quát lẫn nhau trong công việc. Về cơ bản, các thành viên Chính phủ đã “hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Tuy nhiên, Chính phủ thừa nhận còn một số tồn tại cần khắc phục quản lý điều hành còn 1 số bất cập như vấn đề dự báo kinh tế vĩ mô, quản lý tài nguyên khoáng sản, chủ động ứng phỏ với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu lực hiệu quả các cấp hành chính và phòng chống tham nhũng…

Huy Anh

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.