Kiều hối 2021: Vì sao WB và Ngân hàng Nhà nước chênh nhau hơn 5 tỷ USD?

Kiều hối là nguồn vốn quan trọng trong điều kiện khó khăn, cần vốn đầu tư
Kiều hối là nguồn vốn quan trọng trong điều kiện khó khăn, cần vốn đầu tư
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trả lời PLVN về lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, con số này ước tính 12,5 tỷ USD, chênh khá lớn so với con số 18,1 tỷ USD mà Ngân hàng thế giới đã công bố trước đó.

Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2021, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, năm 2021 với những khó khăn, thách thức mới chưa từng có, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách kịp thời để chỉ đạo phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kép “đẩy lùi bệnh dịch và phát triển kinh tế”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

“Với sự chủ động, linh hoạt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, chủ động bám sát tình hình, tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế”, Phó Thống đốc khẳng định.

Cũng theo Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú, trong năm 2001, NHNN đã điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Liên quan đến lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2021, trả lời báo PLVN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, kiều hối về Việt Nam trong năm nay ước đạt 12,5 tỷ USD. “Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, kiều bào cũng gặp rất nhiều khó khăn song vẫn quan tâm hướng về quê hương. Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong điều kiện khó khăn cần vốn đầu tư”, ông Tú khẳng định.

Với con số ước tính này, lượng kiều hối năm nay tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%...

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, con số thống kê hàng năm của NHNN được coi là con số chính thống khi sử dụng trong các báo cáo, đánh giá vì NHNN có trách nhiệm quản lý nhà nước và nhiệm vụ thống kê con số này.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ở mức kỷ lục 18,1 tỷ USD, cao hơn con số 17,2 tỷ USD của năm 2020. Với con số đó, Việt Nam sẽ trong Top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.

Vì sao có sự chênh lệch lớn về con số thống kê kiều hối giữa NHNN và WB?

Trao đổi cụ thể hơn với PLVN, ông Đào Xuân Tuấn - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN cho biết, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do WB thống kê theo tiêu chí riêng của họ.

“Họ tính toán, ước lượng trên các chỉ tiêu vĩ mô, không kiểm chứng, còn con số của NHNN là con số thực, có địa chỉ người gửi rõ ràng qua các công ty kiều hồi, Tổ chức tín dụng…”, ông Tuấn lý giải

Cùng theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, sự chênh lệch đã có từ lâu rồi. “Năm nào cũng có sự chênh nhau, số liệu NHNN là chuẩn nhất vì con số được kiểm chứng…”, lời Vụ trưởng Tuấn.

Lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối cũng khẳng định, đây là nguồn cung quan trọng góp phần ổn định thị trường ngoại hối và dự trữ ngoài hối.

Tăng trưởng tín dụng đạt gần 13%

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến thời điểm 28/12/2021, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 12,97%. Với con số này, tương đương khoảng 1,19 triệu tỷ đồng đã được bơm thêm vào nền kinh tế trong năm 2021.

Năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%. “Đây là con số định hướng chứ không cố định, có thể cao hơn hay thấp hơn 14% tùy theo mục tiêu ổn định vĩ mô, giá trị đồng tiền, tỷ giá, lạm phát…”, ông Tú nói.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.