Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ cuối: Củng cố hơn nữa niềm tin và ý chí

Các đại biểu tham quan trưng bày cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN,TC, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. (Ảnh: TTXVN)
Các đại biểu tham quan trưng bày cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN,TC, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -Công tác kiểm soát quyền lực dù còn nhiều gian nan, nhưng qua những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức đảng và cá nhân vi phạm trong thời gian qua; đặc biệt, với những quy định cụ thể, mang tính khả thi cao mà Đảng ta vừa ban hành đã giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của Đảng và Nhà nước.

Quy định 114 - “biệt dược” chống lạm quyền, lộng quyền

Kiểm soát quyền lực được coi là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là mắt xích trọng yếu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC). Bởi vậy, Đại hội XIII đã tiếp tục đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ mạnh mẽ với quyết tâm chính trị rất cao, trong đó có “kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng…”.

Đáng chú ý, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quy định, Kết luận, trong đó đề ra các biện pháp cụ thể, với chủ trương phải xây dựng được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; bảo đảm chế độ chính sách để “không cần tham nhũng” và xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn tham nhũng”.

Gần đây nhất, ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Quy định 114-QĐ/TW “Về kiểm soát quyền lực và PCTN,TC trong công tác cán bộ”, thay thế Quy định số 205-QĐ/TW. Quy định 114 đã bổ sung, sửa đổi một số nội dung cho phù hợp yêu cầu, sát tình hình thực tiễn, nhằm tăng cường, siết chặt hơn nữa công tác kiểm soát quyền lực và PCTN,TC trong công tác cán bộ nói chung, trong các cơ quan PCTN,TC nói riêng - nhất là tình trạng “chạy chức, chạy quyền”; bổ nhiệm, giới thiệu người thân quen, “cánh hẩu”, người có quan hệ gia đình vào vị trí lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị...

“Với Quy định 114, Bộ Chính trị đã quy định rất rõ các hành vi “chạy chức, chạy quyền”, qua đó sẽ trả lời được các câu hỏi: “Ai chạy”, “chạy ai”, giúp xóa tận gốc địa chỉ “chạy”. Nếu các cơ quan chức năng căn cứ vào khung, vào “lồng cơ chế” này thực hiện nghiêm túc, làm thực chất, tránh hình thức và theo phong trào thì tôi tin bộ máy của chúng ta sẽ trong sạch, công tác kiểm soát quyền lực nhất định sẽ thành công” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng, đề cập đến câu chuyện “chạy chức, chạy quyền”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên vấn đề nhức nhối: Dư luận xã hội râm ran chuyện “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy chế độ”, thậm chí cả “chạy luân chuyển”… Trên cơ sở này, người đứng đầu Đảng ta đặt câu hỏi: “Thế nào là chạy?... Nếu không có phải trả lời cho sòng phẳng. Ai chạy? Chạy ai? Sau cái chạy đó là cái gì?”; “Cứ vào Đại hội, chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm lại râm ran chuyện vận động mời nhau ăn uống, cho tiền, tặng quà. Thế thì là cái gì? Là tình cảm hay có cái gì luồn vào tình cảm hay không?”…

Cùng chung nỗi lo lắng này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cho biết, hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” bây giờ không còn là cá biệt nữa, “chạy” từ chức vụ nhỏ, từ cơ sở lên tới Trung ương. Đây là hiện tượng đáng lo ngại trong bộ máy của chúng ta hiện nay. Để kiểm soát quyền lực, Tổng Bí thư đã nói “phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế”. Phải hình dung “lồng cơ chế” có nhiều tầng lớp: chính sách, pháp luật, kỷ luật Đảng tạo thành khung lớn nhất; trong đó có những quy định cụ thể, tạm gọi là “lồng nhỏ” trong “lồng lớn”, ví dụ như Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...

Đặc biệt, Quy định 114-QĐ/TW được ví như một “biệt dược” để phòng ngừa và chữa trị hiệu quả những hành vi lạm quyền, lộng quyền khi liệt kê 8 hành vi “lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn”; 6 hành vi về “chạy chức, chạy quyền” và rất nhiều hành vi tiêu cực khác. “Với Quy định 114, Bộ Chính trị đã quy định rất rõ các hành vi “chạy chức, chạy quyền”, qua đó sẽ trả lời được các câu hỏi: “Ai chạy”, “chạy ai”, giúp xóa tận gốc địa chỉ chạy” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một Quy định với những hướng dẫn rất chi tiết trong công tác kiểm soát quyền lực và PCTN,TC; thông qua đó, những ai muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng, muốn lợi dụng, lạm dụng quyền lực cũng không thể lợi dụng. Thực hiện đúng Quy định này sẽ giúp công tác lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ được chính xác; đồng thời cũng là cơ sở để lựa chọn, giới thiệu đúng và trúng nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Niềm tin vào sự thượng tôn pháp luật

Dù được đánh giá mang tính khả thi cao, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, Quy định 114 không phải là “liều thuốc tiên” nếu công tác triển khai thực hiện không làm đến nơi đến chốn. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 chỉ rõ: Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quy định, Kết luận cụ thể trong công tác kiểm soát quyền lực, PCTN,TC và đã giải quyết được rất nhiều vụ việc, nhưng tại sao đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Đó là vấn đề phải suy nghĩ.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Cứ đi từng bước chắc chắn, tự khắc sự việc sẽ thành công”

Khi đã có các quy định khá chi tiết và cụ thể rồi thì vấn đề là chúng ta có làm hay không? Ai làm? Làm thế nào để có hiệu quả?... Phải trả lời cho được những câu hỏi này.

Để phát huy hiệu quả của Quy định 114, chúng ta phải hết sức chú trọng khâu giám sát thực hiện. Trước đây, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quy định rất cụ thể nhưng hiệu quả đem lại vẫn chưa cao, đó là vì thực hành giám sát chưa nghiêm. Do đó, chúng ta phải giám sát toàn hệ thống từ trên xuống dưới, hệ thống Đảng giám sát, hệ thống Nhà nước giám sát; phải huy động tổng lực cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc mới có hiệu quả thực sự. Tôi tin rằng cái gì khó cũng có thể gỡ dần từng bước, không phải một lúc mà giải quyết được vấn đề. Chúng ta cứ đi từng bước chắc chắn, đến lúc chín muồi thì tự khắc sự việc sẽ thành công.

Ông cho rằng, để Quy định 114 đi vào đời sống, có hai vấn đề cần phải lưu ý. Thứ nhất là phải tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết và hiểu đầy đủ. Nhiều quy định rất cụ thể, rất chi tiết nhưng nếu dân không tiếp cận được thông tin thì không thể phát huy vai trò giám sát. Muốn dân giám sát phải cho dân biết. Vấn đề thứ hai là phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị: “Ngay cả Bộ Chính trị, Trung ương, Chính phủ phải là những cơ quan thực thi; tiếp đến là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân… Phải huy động cả bộ máy cùng thực hiện” - Tướng Thước nói.

Ngoài các quy định của Đảng, hiện nay Bộ Nội vụ đang Dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Bộ Quy tắc đạo đức công vụ. Đây chính là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCTN và các biểu hiện tiêu cực khác. Bên cạnh các quy định chung, Dự thảo quy định 5 chuẩn mực đạo đức của CBCCVC, trong đó có “tính chính trực, liêm chính”. Theo đó, khi thực hiện công việc chuyên môn, CBCCVC phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức; không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân…

Như vậy, cùng với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Bộ Quy tắc đạo đức này khi được ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm sẽ góp phần củng cố “lồng cơ chế” đủ kín, đủ mạnh; giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực nhà nước.

Cuộc chiến PCTN,TC nói chung và công tác kiểm soát quyền lực trong các cơ quan PCTN,TC nói riêng dù còn nhiều gian nan, nhưng qua những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức đảng và cá nhân vi phạm trong thời gian vừa qua; đặc biệt, với những hướng dẫn rất cụ thể của Quy định 114-QĐ/TW và những quy tắc sắp được Chính phủ ban hành, chúng ta có thêm niềm tin vào sự kiên quyết, kiên trì trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ sự thượng tôn pháp luật nhằm xây dựng đất nước hùng cường, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.