Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu kém hiệu quả do đâu?

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (15/12), Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới, tiến hành tổng kết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập....

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (15/12), Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới, tiến hành tổng kết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập.

Làm rõ hiệu quả các KKT

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát cho biết: Đoàn đã làm việc với 22 cơ quan, đơn vị, tổ chức hội thảo nghe ý kiến các chuyên gia kinh tế, một số đại biểu Quốc hội, nhà quản lý ở TW và địa phương. Kết quả cho thấy: Đến nay, cả nước có 18 KKT được quy hoạch với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha.

Đến hết năm 2010, tổng nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ xây dựng hạ tầng KKT là hơn 11 ngàn tỷ đồng, bố trí kế hoạch năm 2011 là 1885 tỷ đồng. Cả nước hiện có 21 tỉnh trên tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền đã được Thủ tướng quyết định thành lập 28 KKTCK. Từ 2004-2010, tổng nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ hạ tầng là trên 3200 tỷ, năm 2011 là 700 tỷ đồng. Các KKTCK đã thu hút khoảng 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 ngàn tỷ đồng.

Nhiều Ủy viên UBTVQH đặt câu hỏi về nhiều vấn đề mà dư luận quan tâm, ví dụ vấn đề đảm bảo môi trường, an ninh quốc phòng, an ninh trật tự, nhất là những vấn đề về đất đai khu vực biên giới. Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngoại giao và Đoàn Giám sát đã trả lời các câu hỏi liên quan, trong đó về cơ bản các KKT, KKTCK không phát hiện vi phạm gì về đất đai, tình hình ANTT ổn định. Dù vậy, các KKT, KKTCK vẫn chưa nhận được nhiều chính sách ưu đãi và thực tế cũng chưa dám “xé rào”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trong nhiều kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền có việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định liên quan đến ưu đãi về thuế, đất đai và cải cách hành chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển chưa bằng lòng: “Hiện quỹ đất dành cho các KKT rất lớn, nhưng diện tích dành cho dịch vụ, du lịch (cái lõi của sự phát triển) lại quá nhỏ”. Ông Hiển so sánh: “Kể cả tiền ngân sách nhà nước đầu tư cho KKT và tiền đầu tư của các nhà đầu tư là rất lớn nhưng thu về không đáng là bao. Cần đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của các KKT, KKTCK từ đó mới đề xuất chính sách”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Phan Xuân Dũng chia sẻ: Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề về công nghệ vì đó là khâu quyết định về phát triển KKT cũng như đảm bảo môi trường. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bổ sung: Cần làm rõ trách nhiệm của những yếu kém. Giám sát là phải chỉ rõ những cái đó, tại hành lang pháp luật hay quá trình thực thi?

Ưu đãi là cần thiết

Quá trình giám sát, Đoàn giám sát cũng chỉ ra những hạn chế. Đối với KKT nổi bật là cơ chế chính sách phát triển cơ bản giống  nhau nên không phát huy được thế mạnh mang tính đặc thù, không có tính đột phá bởi những quy định mang tính định khung của pháp luật. Thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư còn rườm rà, mất thời gian. Tương tự, đối với các KKTCK việc huy động các nguồn đầu tư gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trông chờ vào nguồn hỗ trợ có mục tiêu của nhà nước để phát triển hạ tầng, nhiều công trình nợ đọng, dở dang vì nhiều địa phương không có khả năng tự cân đối ngân sách.

Đối với chính sách đầu tư phát triển, Đoàn giám sát đề nghị tập trung đầu tư các nguồn lực quốc gia phát triển hạ tầng và bảo đảm các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đối với các KKT, KKTCK đủ điều kiện phát triển; chuyển đổi KKT không hiệu quả thành các khu công nghiệp có quy mô nhỏ hơn, các KKTCK không phát triển chuyển thành các trung tâm thương mại cửa khẩu.

Bình An
 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.